Thả tôm giống vụ mới là một trong những bước khá là quan trọng trong nuôi tôm “Sai một ly là đi một vụ”. Thả tôm đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, bà con cần hiểu rõ về lịch thả. Điều kiện môi trường, cũng như những sai lầm cần tránh. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích. Bà con sẽ dễ dàng đạt được năng suất cao trong các vụ nuôi.
Sai lầm cần tránh khi thả tôm giống vụ mới và cách khắc phục hiệu quả
Thả tôm giống là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cả vụ nuôi. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi tôm vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến. Dẫn đến tình trạng tôm bị sốc, chậm lớn, thậm chí hao hụt ngay từ đầu vụ. Để đảm bảo tôm giống có tỷ lệ sống cao và phát triển khỏe mạnh. Bà con cần tránh những sai lầm dưới đây và áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Không kiểm tra kỹ chất lượng tôm giống trước khi thả
Nhiều hộ nuôi chọn mua tôm giống giá rẻ, không rõ nguồn gốc hoặc không kiểm tra kỹ các chỉ tiêu sức khỏe của tôm. Điều này dẫn đến nguy cơ thả tôm yếu, mang mầm bệnh. Ảnh hưởng khá lớn đến quá trình nuôi. Tôm giống đạt chất lượng phải có nguồn gốc rõ ràng. Được kiểm định bởi cơ quan chuyên môn và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với các bệnh nguy hiểm như đốm trắng, EMS hay hoại tử gan tụy. Người nuôi cần quan sát tôm giống trước khi thả. Chọn những con khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, kích thước đồng đều Không bị dị hình hay có dấu hiệu bệnh.
Không thuần hóa tôm giống trước khi thả xuống ao
Tỷ lệ hao hụt sẽ cao nếu như bà con thả trực tiếp vào ao mà không điều chỉnh dần nhiệt độ và độ mặn trong ao. Tôm rất dễ bị sốc do chênh lệch môi trường.
Khắc phục: Đặt túi tôm vào ao trong khoảng 15-30 phút để tôm thích nghi với nhiệt độ nước. Sau đó, tiến hành điều chỉnh độ mặn từ từ bằng cách thêm nước ao vào túi hoặc bể chứa tôm giống. Đảm bảo mức chênh lệch độ mặn không quá 2-3‰ và nhiệt độ không thay đổi quá 2-3°C so với môi trường ao nuôi.
Ao nuôi được chuẩn bị chưa kỹ
Không cải tạo ao triệt để, cặn chất hữu cơ còn tồn đọn. Khí độc cũng như mầm bệnh ở vụ trước còn lại. Nguyên nhân này làm tôm dễ mắc bệnh ngay từ lúc thả. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng. Cần cải tạo ao theo đúng quy trình, từ nạo vét bùn đáy, xử lý nước, diệt khuẩn và kiểm tra các chỉ số môi trường như pH, độ kiềm, oxy hòa tan. Không thể thiếu bước gây màu nước để ổn định hệ sinh thái ao nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển.
Chọn thời điểm thả tôm không phù hợp
Thả tôm vào giữa trưa khi nhiệt độ nước cao, khiến tôm bị sốc nhiệt. Trong khi đó, thời điểm thả tôm thích hợp nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi nhiệt độ môi trường ổn định. Ngoài ra, cần tránh thả tôm vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, mưa lớn hoặc nắng gắt. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn và tỷ lệ phát triển của tôm sau này.
Không kiểm soát kỹ mật độ thả tôm
Sai lầm to đó là thả tôm quá dày khiến ao tôm không tránh khỏi việc bị ô nhiễm. Qua đó dịch bệnh rất dễ bị bùng phát. Điều ngược lại, nếu mật độ thả thưa sẽ không tận dụng tối đa diện tích ao tôm. Gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Mật độ thả phù hợp sẽ tuỳ vào mô hình nuôi. Ví dụ nuôi thâm canh sẽ có mật độ dao động từ 100-150 con/m². Bán thâm canh thì khoảng 50-80 con/m².
> Xem thêm: Bí quyết thả tôm giống hiệu quả cao

Lịch thả tôm theo khu vực và mùa vụ
Vấn đề chọn và xác định thời điểm thả giống tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, chất lượng nguồn nước. Đặc điểm sinh thái của mỗi vùng khác nhau và loại hình nuôi. Dưới đây là lịch thả tôm chi tiết theo từng khu vực và mùa vụ. Người nuôi có thể lựa chọn thời điểm phù hợp, tối ưu hóa năng suất.
Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSCL là vùng nuôi tôm trọng điểm của cả nước. Với các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre. Khu vực này có hai mô hình nuôi phổ biến là nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Lịch thả tôm thẻ
Có thể thả quanh năm, nhưng vụ chính rơi vào tháng 2-5 (trước mùa mưa) và tháng 8-11 (sau mùa mưa).
Lưu ý, để đảm bảo an toàn dịch bệnh, người nuôi cần ngắt vụ để cải tạo ao (tối thiểu 30 ngày) và diệt mầm bệnh ít nhất một lần mỗi năm.
Lịch thả tôm sú
- Vụ chính: Từ tháng 3 đến tháng 8, đây là thời điểm đầu mùa mưa khi nhiệt độ nước ổn định (khoảng 26-30°C), nguồn nước dồi dào và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm sú.
- Vụ phụ: Từ tháng 9 đến tháng 11, tuy vẫn có thể nuôi tôm nhưng cần theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường do mùa mưa kéo dài có thể làm giảm độ mặn đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
Khu vực Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận)
Khu vực này có khí hậu nóng, ít mưa hơn ĐBSCL, nhưng vẫn có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
- Vụ chính: Từ tháng 2 đến tháng 9, khi thời tiết ổn định, độ mặn phù hợp (25-30‰).
- Vụ phụ: Tháng 10 đến tháng 12, nhưng cần thận trọng với ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.
Khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị)
Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh và thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, do đó mùa vụ nuôi tôm thường ngắn hơn so với các vùng khác.
- Vụ chính: Từ tháng 3 đến tháng 8, khi thời tiết ấm áp, nước có độ mặn ổn định.
- Vụ phụ: Ít phổ biến do thời tiết lạnh vào cuối năm, nhưng có thể thả tôm thẻ chân trắng từ tháng 9 đến tháng 10 nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.
Khu vực Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình)
Với đặc điểm khí hậu lạnh vào mùa đông, việc nuôi tôm ở miền Bắc gặp nhiều hạn chế và chủ yếu tập trung vào những tháng ấm trong năm.
- Vụ chính: Từ tháng 4 đến tháng 9, khi nhiệt độ dao động từ 25-30°C, phù hợp cho sự phát triển của tôm.
- Vụ phụ: Hiếm khi có, do nhiệt độ thấp vào cuối năm khiến tôm chậm lớn và dễ mắc bệnh.
Thả tôm vụ mới thường là giai đoạn quan trọng quyết định ít nhiều sự thành công của cả vụ nuôi. Muốn có được hiệu quả cao, điều cần làm trước mắt là cân bằng và khắc phục được những sai lầm nêu trên. Cân nhắc lịch thả tôm phù hợp theo từng khu vực và điều kiện thời tiết. Năng suất vụ nuôi sẽ không khỏi bùng nổ nếu có được một quy trình thả tôm chuẩn.

Chi tiết liên hệ
Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty Thuỷ sản Hoa Sen hoặc liên hệ qua Hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
Thuỷ sản Hoa Sen
- Website: https://tapdoannongnghiephoasen.com/
- Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900 0304 | 0388 598 019.