Bệnh hoại tử cơ và đục cơ trên tôm – Nguyên nhân, cách phân biệt và bí quyết điều trị hiệu quả

Ở nước ta cũng như các nước đang phát triển trong ngành nuôi trồng thuỷ sản vẫn đang đau đầu với bệnh hoại tử cơ và đục cơ trên tôm. Với sự gia tăng của mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Tôm thường xuyên chịu áp lực từ môi trường nước thay đổi nhanh chóng, mật độ nuôi cao và chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đây là những yếu tố chính làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đục cơ và hoại tử cơ. Không tránh khỏi việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tôm và lợi nhuận của bà con nuôi tôm. 

Nguyên nhân gây nên bệnh hoại tử cơ ở tôm 

Một trong những nguyên nhân chính gây hoại tử cơ trên tôm là do virus IMNV (Infectious Myonecrosis Virus) và vi khuẩn gây bệnh. Virus IMNV chủ yếu tấn công tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và gây ra tình trạng hoại tử cơ nghiêm trọng. Khiến mô cơ chuyển sang màu trắng đục, sau đó trở thành màu nâu hoặc đen do hoại tử mô. Khi bệnh tiến triển nặng, cơ tôm bị phá hủy hoàn toàn, làm tôm suy yếu và chết hàng loạt.

Ngoài virus IMNV, vi khuẩn Vibrio spp. (đặc biệt là Vibrio parahaemolyticus và Vibrio alginolyticus) cũng có thể là tác nhân gây hoại tử cơ ở tôm. Những vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể tôm thông qua vết thương hoặc khi tôm bị stress. Nguyên nhân do điều kiện môi trường bất lợi, làm phá hủy mô cơ và gây ra bệnh. 

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác làm gia tăng nguy cơ nhiễm và lây lan bệnh: 

  • Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột 
  • Thiếu oxy hoà tan 
  • Sốc độ mặn 
  • Khí độc tích tụ 
  • Mật độ nuôi cao 
  • Con giống có chất lượng thấp 
  • Dinh dưỡng không đủ 
  • Xử lý tôm bị bệnh sai cách 
  • Sốc cơ học do xử lý ao hoặc sử dụng hóa chất sai cách
Nguyên nhân gây nên bệnh hoại tử cơ ở tôm 
Nguyên nhân gây nên bệnh hoại tử cơ ở tôm

Phân biệt bệnh hoại tử cơ và đục cơ trên tôm 

Cả hai bệnh này đều liên quan đến tình trạng tổn thương cơ của tôm. Với biểu hiện ban đầu khá giống nhau, khiến nhiều người nuôi dễ nhầm lẫn. Triệu chứng chung dễ nhận thấy nhất là phần cơ lưng hoặc cơ bụng của tôm chuyển sang màu trắng đục, làm giảm khả năng bơi lội, khiến tôm trở nên yếu ớt, kém ăn, chậm phát triển và có nguy cơ chết nếu không được xử lý kịp thời. 

Bên cạnh đó, cả hai bệnh đều xuất hiện phổ biến trên tôm thẻ chân trắng – Loài tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng cũng nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống hơn so với tôm sú. 

Phân biệt và so sánh bệnh hoại tử cơ và đục cơ trên tôm: 

Tiêu chí  Bệnh hoại tử cơ  Bệnh đục cơ 
Nguyên nhân  Do virus (IMNV), vi khuẩn, hoặc điều kiện môi trường xấu kéo dài Do sốc môi trường (đột ngột thay đổi độ mặn, nhiệt độ, oxy), thiếu khoáng, vitamin. 
Độ lây lan  Lây lan nhanh, nhất là khi do virus gây ra Không lây nhiễm, chỉ ảnh hưởng cá thể bị sốc
Triệu chứng ban đầu Phần cơ đuôi trở nên trắng đục sữa, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử cơ và đỏ ở phần cơ. Phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân.
Diễn biến bệnh Cơ trắng đục chuyển sang nâu, đen, dấu hiệu hoại tử Nếu không sốc tiếp, tôm có thể hồi phục bình thường
Mức độ nguy hiểm – Bệnh nguy hiểm 

– Tỷ lệ chết cao 

– Có nguy cơ lan rộng khắp khu vực nuôi. 

– Ảnh hưởng đến tăng trưởng

– Ít gây chết tôm 

Vị trí bị ảnh hưởng Cơ lưng, cơ bụng, có thể lan ra toàn thân Chủ yếu ở cơ lưng và cơ bụng
Tỷ lệ tôm tử vong Tỷ lệ tôm chết chiếm 40-70%, đặc biệt trong giai đoạn 20-40 ngày tuổi.  Ít gây chết nếu điều chỉnh môi trường kịp thời
Phân biệt bệnh hoại tử cơ và đục cơ trên tôm 
Phân biệt bệnh hoại tử cơ và đục cơ trên tôm

Tác hại đem lại khi tôm bị hoại tử cơ

Tác hại khi tôm xuất hiện bệnh hoại tử cơ có thể bà con chưa biết. Dưới đây là một số tác hại đáng lo ngại: 

  • Tôm suy yếu dần, giảm khả năng bơi lội và bắt mồi 
  • Dễ nhiễm thêm các bệnh khác như: nấm, bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, EMS, EHP
  • Mất màu sắc tự nhiên, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kém chất lượng. Khó tiêu thụ trên thị trường. 
  • Tỷ lệ chết cao có thể lên đến 40 – 70%, đặc biệt trong giai đoạn thu hoạch.
  • Tôm không chết ngay lập tức mà chết rải rác, gây khó khăn trong quản lý. 
  • Gây mất cân đối trong mật độ ao nuôi. Làm căng thẳng cho những con tôm còn lại. 
  • Ô nhiễm nguồn nước do sự phân hủy của xác tôm chết, tạo ra lượng khí độc đáng kể. 
  • Lây lan mầm bệnh sang các ao khác, qua dòng nước, dụng cụ nuôi hoặc các động vật trung gian như chim, cua, cá tạp.
  • Ảnh hưởng đến các trang trại nuôi trong khu vực, khó kiểm soát. 
  • Tích tụ bùn đáy ao, lớp bùn sẽ chứa chất hữu cơ thối rửa, làm giảm chất lượng vụ nuôi sau.
  • Sản lượng thu hoạch giảm mạnh so với kế hoạch ban đầu. Ảnh hưởng đến giá tôm, gây thiệt hại về kinh tế. 
  • Tốn kém chi phí xử lý bệnh 
  • Ảnh hưởng đến ngành tôm và xuất khẩu 
Bệnh hoại tử cơ ở tôm
Bệnh hoại tử cơ ở tôm

Con đường lây nhiễm của bệnh hoại tử cơ ở tôm 

Bệnh hoại tử cơ có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và giữa các khu vực nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về năng suất và kinh tế. Dưới đây là những con đường lây lan bệnh khiến tôm có nguy cơ tử vong: 

  • Virus có thể xâm nhập trực tiếp vào máu tôm thông qua mang khi chúng hô hấp trong môi trường nước bị nhiễm virus.
  • Các vết thương trên vỏ hoặc cơ thể tôm tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng hơn.
  • Lây nhiễm dọc là khi tôm bố mẹ bị nhiễm virus có thể truyền virus cho tôm con thông qua trứng và tinh trùng. Đây là một con đường lây nhiễm quan trọng, đặc biệt trong các trại giống.
  • Tôm có tập tính ăn xác tôm chết trong ao, nếu tôm chết do bệnh hoại tử cơ, các con tôm khỏe khác ăn phải mô cơ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh ngay lập tức.
  • Virus IMNV có thể xâm nhập vào cơ thể tôm khi chúng ăn phải thức ăn hoặc các sinh vật phù du bị nhiễm virus.
  • Dụng cụ nuôi tôm như vợt, máy quạt nước, ống dẫn nước nếu không được vệ sinh đúng cách cũng có thể trở thành nguồn lây bệnh từ ao này sang ao khác. 

Cách kiểm soát lây lan khu vực nhiễm bệnh 

Bệnh đục cơ và hoại tử cơ ở tôm nếu không có biện pháp tầm soát chặt chẽ và đúng cách sẽ lây lan rất nhanh trong ao nuôi. Trong đó, bệnh hoại tử cơ nguy hiểm hơn do có thể do virus IMNV, EHP, lây lan mạnh qua nước, tôm ăn xác lẫn nhau và dụng cụ nuôi. Dưới đây là những biện pháp kiểm soát lây lan hiệu quả: 

  • Khoanh vùng khu vực bị nhiễm và ngừng mọi hoạt động di chuyển nước, tôm hoặc dụng cụ từ ao bệnh sang ao khỏe.Cách ly hẳn tôm nhiễm bệnh ngay khi phát hiện dấu hiệu như: cơ trắng đục, teo cơ, chuyển màu nâu đen, bơi yếu). 
  • Không xả nước trực tiếp từ ao bệnh sang ao khác để tránh lây lan mầm bệnh qua nguồn nước.
  • Giảm mật độ nuôi để hạn chế sự tiếp xúc giữa tôm khỏe và tôm bệnh.
  • Loại bỏ tôm chết hàng ngày, không để xác tôm phân hủy trong ao vì vi khuẩn và virus có thể tiếp tục lây lan.
  • Tiêu hủy tôm bệnh bằng cách chôn lấp xã khu vực nuôi hoặc xử lý bằng vôi bột (CaO) hoặc Chlorine.
  • Hạn chế sử dụng chung dụng cụ như vợt, máy sục khí, ống dẫn nước. Trước khi dùng phải khử khuẩn trước khi dùng qua ao khác. Vì đây là những vật trung gian dễ mang theo mầm bệnh. 
  • Tăng cường lượng oxy hòa tan để giảm stress cho tôm. 
  • Ngăn chặn động vật trung gian gây bệnh bằng cách dùng lưới để chắn xung quanh ao, xử lý cá tạp trong ao. 

Cách điều trị bệnh hoại tử cơ và cong thân đục cơ trên tôm thẻ

Bệnh cong thân đục cơ chủ yếu do sốc môi trường, thiếu khoáng chất hoặc mật độ nuôi quá dày, không phải do virus hay vi khuẩn. Khi gặp điều kiện bất lợi, tôm sẽ co giật, cong thân, cơ trắng đục, nếu không xử lý kịp có thể gây chết rải rác. Mặc dù bệnh này chưa có thuốc điều trị, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiệt hại bằng các biện pháp sau: 

  • Duy trì oxy hòa tan trên 5 mg/L, tránh tình trạng thiếu oxy làm tôm bị stress.
  • Nếu tôm bị sốc do thay đổi nhiệt độ hoặc độ mặn, cần điều chỉnh dần dần, tránh thay đổi đột ngột.
  • Khi trời nắng gắt, hạn chế quạt nước vào buổi trưa để tránh xáo trộn tầng nước làm nhiệt độ biến động mạnh.
  • Vệ sinh ao nuôi trước và sau mỗi vụ nuôi 
  • Bổ sung vitamin C và hòa tan khoáng chất (Ca, Mg, K, Na) vào nước ao để giúp tôm cứng vỏ, giảm nguy cơ cong thân. 
  • Không tùy tiện xả nước thải từ ao nuôi bị nhiễm bệnh chưa được xử lý ra sông để tránh lây lan dịch bệnh vùng nuôi. 
  • Sử dụng men vi sinh để xử lý quá trình bệnh

Vi sinh trong nuôi trồng thủy sản được xem là thần dược chống virus gây bệnh ở tôm. Hiểu được nỗi lo của bà con, Thủy sản Hoa Sen đã nghiên cứu và cho ra 2 dòng men vi sinh FOCUS VÀ BIO EXTRA với tiêu chí an toàn, lành tính, hiệu quả. Chỉ sau 1 liệu trình đã giải quyết tất tần tật các vấn đề về ao tôm cũng như bệnh hoại tử cơ, đục cơ cong thân ở tôm. 

FOCUS – Khắc tinh của hoại tử cơ, đục cơ trên tôm 

Bà con nuôi tôm ai cũng mong tôm cứng vỏ, chắc cơ, ăn khỏe, mau lớn mà không bị hao hụt. FOCUS chính là bí quyết nuôi tôm khỏe, giúp tôm hấp thụ khoáng chất, vitamin và kháng thể tự nhiên, tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh tật trong suốt vụ nuôi.

Đặc biệt, FOCUS giúp ức chế và vô hiệu hóa virus gây hoại tử cơ vùng bụng và đuôi, giảm nguy cơ lây lan, bảo vệ ao tôm an toàn. Không chỉ vậy, sản phẩm còn hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả các bệnh nguy hiểm như hồng thân, đốm trắng, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc ao nuôi nằm trong vùng có dịch.

Khi sử dụng FOCUS, bà con có thể yên tâm vì sản phẩm giúp tôm ăn mạnh, lên màu đẹp, tăng trọng nhanh. Hạn chế tình trạng bỏ ăn, chậm lớn do stress môi trường. Đặc biệt, sau khi bị bệnh, tôm sẽ phục hồi nhanh chóng, bơi lội linh hoạt, cơ săn chắc, màu sắc tươi tắn, sẵn sàng phát triển mạnh mẽ trở lại. 

*Hướng dẫn sử dụng

– Điều trị bệnh: Sử dụng 5-7g/kg thức ăn khi tôm có dấu hiệu hoại tử cơ. Cho ăn 1 lần/ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm.

– Phòng bệnh: Dùng 2-3g/kg thức ăn, cho ăn 1 lần/ngày giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

– Trường hợp tôm trong vùng dịch, hồng thân, đốm trắng, EHP, hoại tử cơ: cần cho ăn 5g/kg thức ăn. Cho ăn 4 lần/ngày, liên tục 3-5 ngày. 

*Hoà tan sản phẩm với nước sạch rồi trộn đều vào thức ăn. Để ráo trước khi cho ăn*.

FOCUS - Khắc tinh của hoại tử cơ, đục cơ trên tôm 
FOCUS – Khắc tinh của hoại tử cơ, đục cơ trên tôm

BIO EXTRA – Giải pháp vàng trong làng xử lý nước ao tôm 

Bà con mình nuôi tôm ai cũng hiểu, môi trường ao sạch thì tôm mới khỏe, ăn mạnh, mau lớn. Nhưng nếu ao nuôi bị ô nhiễm, nhớt bạt đóng dày, khí độc tăng cao thì tôm rất dễ bị bệnh, chậm lớn, hao hụt nhiều. BIO Extra chính là giải pháp giúp bà con giữ ao sạch, nước trong, tôm khỏe mạnh suốt vụ nuôi.

  • Ngừa bệnh, bảo vệ ao nuôi – BIO Extra giúp ức chế vi khuẩn, virus, nấm gây hại, giảm nguy cơ dịch bệnh bùng phát, giữ ao luôn an toàn, hạn chế thiệt hại.
  •  Làm sạch nhớt bạt, ổn định màu nước – Nhớt bạt và tảo độc làm nước ao xấu, pH dao động, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. BIO Extra giúp làm sạch nhớt bạt, giảm pH, loại bỏ tảo độc, tạo màu trà tự nhiên, giúp môi trường ao ổn định, tôm dễ thích nghi, giảm stress.
  • Tăng lợi khuẩn, ức chế vi khuẩn gây bệnh – BIO Extra bổ sung hệ vi sinh có lợi, giúp cạnh tranh và tiêu diệt vi khuẩn có hại, giữ nước ao trong lành, giúp tôm cá lớn nhanh, ít bệnh tật.
  • Giảm mùi hôi, phân hủy chất hữu cơ, xử lý đáy ao – Chất thải, thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao sẽ gây khí độc, làm tôm nổi đầu, bỏ ăn. BIO Extra giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ, giảm mùi hôi thối, làm sạch đáy ao, giúp tôm có môi trường sống trong lành, phát triển tốt.
  • Giảm khí độc, giữ nước ao luôn sạch – BIO Extra hấp thụ và trung hòa khí độc như NH₃, H₂S, giúp ao nuôi trong xanh, không có mùi hôi, hạn chế tình trạng tôm yếu, chậm lớn

*Hướng dẫn sử dụng

Hòa hỗn hợp 250gr sản phẩm + 5kg mật rỉ đường + 50 lít nước sạch, sục khí từ 8-12h trước khi sử dụng.

  • Sử dụng định kỳ 5 lít cho 1.000 m3 nước ao nuôi, liên tục trong suốt quá trình nuôi.
  • Loại bỏ nhớt bạt 10 lít cho 1.000 m3 nước ao nuôi.
  • Sử dụng để giảm tảo lam, tạo màu trà trong ao nuôi 20 lít cho 1.000 m3 nước ao nuôi.
  • Có thể sử dụng trực tiếp xuống ao nuôi với liều dùng 250gr sản phẩm hòa với 25 lít nước sạch tạt trực tiếp xuống ao nuôi.

Tùy theo mô hình nuôi, mật độ nuôi, mức độ ô nhiễm mà có thể tăng hoặc giảm liều dùng cho phù hợp.

>> Xem thêm: Bí quyết xử lý nước ao tôm đúng cách 

BIO EXTRA - Giải pháp vàng trong làng xử lý nước ao tôm 
BIO EXTRA – Giải pháp vàng trong làng xử lý nước ao tôm

Một số câu hỏi thường gặp 

Dưới đây là một số thắc mắc của bà con nuôi tôm về bệnh hoại tử cơ và đục cơ ở tôm: 

Bệnh hoại tử cơ ở tôm có thể điều trị dứt điểm không?

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn cho bệnh hoại tử cơ trên tôm. Một khi tôm đã nhiễm bệnh, khả năng phục hồi hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, tình trạng sức khỏe của tôm và cách xử lý của người nuôi. 

Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng, mô cơ bị hoại tử rộng, tôm suy yếu nhiều, khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất thấp. Lúc này, bà con cần loại bỏ những con tôm yếu, giảm mật độ nuôi, đồng thời tăng cường chế độ dinh dưỡng, hạn chế stress cho tôm để bảo vệ những con khỏe mạnh còn lại, tránh lây lan ra toàn ao.

Bệnh hoại tử cơ có xảy ra ở ao nuôi tôm quảng canh không? 

Bệnh hoại tử cơ (IMNV) không loại trừ bất kỳ hình thức nuôi tôm nào, kể cả ao nuôi quảng canh. Mặc dù mật độ nuôi thấp hơn và môi trường tự nhiên hơn có thể giảm thiểu nguy cơ lây lan, nhưng virus IMNV vẫn có thể xâm nhập và gây bệnh. Trong ao nuôi quảng canh, tôm thường phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên và ít được kiểm soát về mặt môi trường. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng và suy giảm sức đề kháng của tôm, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh hơn. Hơn nữa, việc kiểm soát dịch bệnh trong ao nuôi quảng canh thường gặp nhiều khó khăn do diện tích lớn và sự phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên. Do đó, mặc dù nguy cơ lây lan có thể thấp hơn so với ao nuôi thâm canh. Nhưng bệnh hoại tử cơ vẫn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với ao nuôi tôm quảng canh. 

Khi tôm bị đục cơ, có nên thu hoạch ngay không?

Việc quyết định có nên thu hoạch tôm ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh đục cơ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, giai đoạn phát triển của tôm và tình trạng môi trường ao nuôi. Nếu tôm đã đạt kích thước thương phẩm và chỉ bị đục cơ nhẹ. Người nuôi có thể cân nhắc thu hoạch sớm để giảm thiểu rủi ro. Tránh làm giảm chất lượng tôm và hạn chế thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên, nếu tôm còn nhỏ, chưa đạt kích cỡ mong muốn. Việc thu hoạch ngay có thể gây tổn thất lớn. Do đó cần xem xét các biện pháp phục hồi để tôm tiếp tục phát triển.

Tổng kết 

Tình trạng bệnh hoại tử cơ và đục cơ trên tôm đã đặt ra thách thức lớn cho ngành nuôi tôm. Bắt buộc người nuôi cần có kiến thức vững vàng về kỹ thuật quản lý môi trường. Lựa chọn nguồn giống chất lượng và áp dụng các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt. Việc duy trì môi trường ao nuôi ổn định, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế stress cho tôm là những yếu tố then chốt giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa người nuôi, doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu để tìm ra giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát tốt loại bệnh này. Bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm trong tương lai. 

CHI TIẾT LIÊN HỆ 

Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty hoặc liên hệ qua hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NÔNG NGHIỆP HOA SEN

  • Trang web: https://tapdoannonnghiephoasen.com/
  • Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
  • Đường dây nóng: 1900 0403 | 0388 598 019

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *