Tôm thẻ hôm nay giá bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà nhiều bà con nuôi tôm quan tâm để có kế hoạch thu hoạch và bán tôm đạt lợi nhuận cao nhất. Giá tôm thẻ chân trắng liên tục biến động theo cung – cầu thị trường, thời tiết và chất lượng tôm. Để giúp bà con nắm bắt nhanh chóng. Thuỷ sản Hoa Sen cập nhật giá tôm thẻ mới nhất theo từng kích cỡ tại các vùng nuôi trọng điểm.
Tôm thẻ hôm nay giá bao nhiêu ?
Giá tôm thẻ chân trắng luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi tôm. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và chiến lược thả nuôi. Dưới đây là bảng giá chi tiết tôm thẻ ngày 11/3/2025) tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long:
- Giá tôm thẻ 20 con/kg hôm nay: 237.000đ
- Giá tôm thẻ 30 con/kg hôm nay: 180.000đ
- Giá tôm thẻ 40 con/kg hôm nay: 153.000đ
- Giá tôm thẻ 50 con/kg hôm nay: 142.000đ
- Giá tôm thẻ 60 con/kg hôm nay: 135.000đ
- Giá tôm thẻ 70 con/kg hôm nay: 127.000đ
- Giá tôm thẻ 100 con/kg hôm nay: 97.000đ

Cách tối ưu chi phí khi nuôi tôm
Nếu không có chiến lược đặt ra hiệu quả, bà con nuôi tôm có thể gặp phải tình trạng chi phí sản xuất tăng cao, mà lợi nhuận nhận lại không tương xứng. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con những phương pháp hữu hiệu. Giúp bà con vừa tối ưu được chi phí, vừa đảm bảo được chất lượng thành phẩm trên thị trường.
Tối ưu chi phí tôm giống
Tối ưu chi phí tôm giống không có nghĩa là mua con giống rẻ nhất. Mà là chọn giống tốt với mức giá hợp lý để giảm hao hụt và hạn chế các chi phí phát sinh trong quá trình nuôi.
- Chọn tôm giống từ các trại uy tín, có giấy kiểm dịch rõ ràng và được kiểm tra chất lượng trước khi xuất bán. Không nên ham rẻ mà mua giống trôi nổi. Vì có thể chứa mầm bệnh, dẫn đến hao hụt cao và tốn kém chi phí điều trị về sau.
- Kiểm tra sức khỏe tôm giống trước khi thả là bước quan trọng. Bà con có thể kiểm tra bằng cách quan sát khả năng bơi lội. Màu sắc cơ thể hoặc làm xét nghiệm PCR để đảm bảo không nhiễm bệnh nguy hiểm như đốm trắng, hoại tử gan tụy hay EHP.
- Mua số lượng lớn theo nhóm hoặc liên kết với các hộ nuôi khác để nhận giá tốt hơn và giảm chi phí vận chuyển.
- Lựa chọn giống phù hợp với điều kiện ao nuôi, thay vì chạy theo giống mới nhưng chưa được kiểm chứng. Những dòng tôm giống có khả năng thích nghi tốt với môi trường nước tại địa phương sẽ giúp tôm khỏe mạnh, ít bệnh tật. Từ đó tiết kiệm chi phí chăm sóc.
- Quy trình ương dưỡng trước khi thả ra ao nuôi cũng là một cách giúp tối ưu chi phí. Thay vì thả tôm trực tiếp vào ao lớn, bà con có thể ương trong ao nhỏ khoảng 15-20 ngày để tăng tỷ lệ sống. Giảm hao hụt và tiết kiệm chi phí con giống.
Tối ưu chi phí thức ăn
Thức ăn chiếm từ 50-60% tổng chi phí nuôi tôm trong tất cả các mô hình nuôi. Do đó, việc quản lý và sử dụng thức ăn hợp lý là cách hiệu quả nhất để giảm chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo tôm phát triển tốt.
- Cho ăn theo nhu cầu thực tế của tôm, không rải thức ăn quá mức. Quan sát lượng thức ăn còn lại trong nhá để điều chỉnh.
- Sử dụng thức ăn chất lượng cao giúp tôm hấp thu tốt, phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nuôi.
- Áp dụng hệ thống cho ăn tự động giúp kiểm soát chính xác lượng thức ăn. Tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm nước ao.
- Kết hợp bổ sung men vi sinh và khoáng chất để tăng cường tiêu hóa. Giúp tôm hấp thu tối đa dưỡng chất và hạn chế bệnh đường ruột.
Kiểm soát môi trường nước
- Kiểm tra và duy trì các thông số môi trường ổn định: pH, độ kiềm, NH3, NO2, DO… Điều chỉnh kịp thời để tránh tôm bị sốc nước.
- Sử dụng vi sinh và chế phẩm sinh học thay vì hóa chất để cải thiện chất lượng nước, giảm mầm bệnh.
- Hạn chế thay nước nhiều lần để tránh gây sốc cho tôm và tiết kiệm chi phí xử lý nước.
- Sử dụng hệ thống sục khí và quạt nước hợp lý để duy trì oxy hòa tan, giúp tôm khỏe mạnh, tránh bệnh thiếu oxy.
Lên kế hoạch thu hoạch đúng thời điểm để đạt giá bán cao
Thời điểm thu hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán và lợi nhuận. Nếu thu hoạch khi giá tôm đang cao, bà con sẽ tối ưu được doanh thu mà không cần kéo dài thời gian nuôi. Giúp tiết kiệm chi phí thức ăn và vận hành. Do đó, cần theo dõi giá tôm thị trường thường xuyên và lập kế hoạch thu hoạch hợp lý.
Sử dụng nguồn điện và nhân công hiệu quả
Để giảm thiểu chi phí, bà con có thể:
- Sử dụng hệ thống quạt nước tiết kiệm điện và vận hành hợp lý theo từng giai đoạn nuôi.
- Tận dụng năng lượng mặt trời nếu có điều kiện để giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng.
- Tối ưu hóa quy trình làm việc, tự động hóa một số khâu như cho ăn, kiểm soát môi trường nước để tiết kiệm nhân công.

Qua bài viết này, bà con có thể cập nhật được giá thành của tôm thẻ. Việc tối ưu chi phí vừa giúp bà con giảm gánh nặng tài chính, còn nâng cao hiệu quả sản xuất. Bằng cách kiểm soát chất lượng con giống, quản lý thức ăn hợp lý, duy trì môi trường nước ổn định và chủ động phòng bệnh, bà con có thể tăng lợi nhuận mà không cần đầu tư quá nhiều vào các khoản chi không cần thiết.
CHI TIẾT LIÊN HỆ
Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty hoặc liên hệ qua hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NÔNG NGHIỆP HOA SEN
- Trang web: https://tapdoannonnghiephoasen.com/
- Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Đường dây nóng: 1900 0403 | 0388 598 019