Khoáng đa lượng là gì? Bí quyết bổ sung khoáng đa lượng đúng cách

Khoáng đa lượng được ví như “chìa khóa vàng” là nhóm khoáng chất không thể thiếu. Giúp tăng cường độ cứng của vỏ. Điều hòa cân bằng thẩm thấu, hỗ trợ tôm lột xác tốt hơn. Tăng trưởng và ổn định hơn đối với môi trường nước. Cùng nhau khám phá thông tin chi tiết về khoáng đa lượng, lợi ích và cách bổ sung đúng cách trong nuôi tôm. 

Chất khoáng đa lượng mà tôm cần là gì?

Khoáng đa lượng (macrominerals) là nhóm các khoáng chất mà sinh vật, bao gồm cả tôm. Cần đến với lượng lớn để duy trì hoạt động sinh học và tăng trưởng. Các khoáng đa lượng quan trọng gồm:

  • Canxi (Ca): Giúp hình thành và cứng hóa vỏ tôm sau mỗi lần lột xác.
  • Magie (Mg): Hỗ trợ quá trình lột xác và điều hòa hoạt động thần kinh cơ.
  • Photpho (P): Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và phát triển vỏ.
  • Kali (K) và Natri (Na): Điều hòa cân bằng thẩm thấu và hỗ trợ cơ bắp. Điều chỉnh cân bằng điện giải và duy trì sự ổn định của môi trường tế bào. Chúng giúp điều hòa sự di chuyển của nước và các chất dinh dưỡng vào và ra khỏi tế bào. Từ đó duy trì sự ổn định trong cơ thể tôm. Hỗ trợ quá trình trao đổi chất hiệu quả
  • Lưu huỳnh (S): Tham gia vào các quá trình chuyển hóa chất, tham gia vào giải độc các hợp chất ở cơ thể tôm. Hấp thu chính qua đường tiêu hóa. 

Khoáng đa lượng là nhóm dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình phát triển và sinh trưởng của tôm nuôi. Những khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì cấu trúc vỏ tôm. Giúp tôm lột xác và phát triển thuận lợi. Đồng thời, chúng tham gia vào hoạt động của các enzyme. Hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh và là thành phần quan trọng của nhiều hợp chất như phospholipid, phosphoprotein, ATP, creatine phosphate và các enzyme chủ chốt khác. 

Ngoài ra, khoáng đa lượng còn đảm nhận vai trò điều chỉnh áp suất thẩm thấu và cân bằng acid-base trong cơ thể tôm. Giúp tôm thích nghi tốt với sự biến động của môi trường nước. Đây là yếu tố quyết định giúp tôm duy trì sức khỏe. Giảm căng thẳng và phát triển ổn định.

Bổ sung khoáng đa lượng cho tôm đúng cách

Kiểm tra hàm lượng khoáng trong nước cần sử dụng kit test để kiểm tra. Kết quả kiểm tra sẽ đưa ra quyết định có cần thiết phải bổ sung khoáng đa lượng cho tôm không. Nếu nước ao chưa có đủ nồng độ khoáng thì bà con cần bổ sung để giúp ao tôm ổn định hơn. Nên sử dụng khoáng dạng bột tinh thể để dễ dàng trộn vào thức ăn tôm, dễ hòa tan trong nước hơn. Cần tuân thủ đúng liều lượng được nhà sản xuất khuyến cáo. Tránh tình trạng bổ sung quá mức, có thể dẫn đến hiện tượng thừa khoáng. Làm mất cân bằng môi trường nước hoặc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.     

 Một trong những thời điểm lý tưởng nhất để bổ sung khoáng chất cho tôm là vào chiều tối hoặc ban đêm. Đây là thời gian mà tôm thường bắt đầu lột xác, một quá trình sinh lý quan trọng giúp tôm phát triển và đạt kích thước tối ưu. Đây là lúc quan trọng tác động lớn đến khả năng hấp thu tối đa khoáng cho tôm. Lúc này, tôm sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như ánh sáng mạnh hay sự xáo trộn trong ao nuôi.       

Tôm được 30 – 60 ngày tuổi, bổ sung đặc biệt Canxi và Magie. Tôm sẽ tăng trưởng khỏe mạnh. Nên bổ sung khoáng 2 lần mỗi ngày.      

Sự khác nhau giữa khoáng đa lượng và khoáng vi lượng 

Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng là hai loại khoáng dinh dưỡng trong nuôi tôm, nó có những tiêu chí khác nhau. Bà con có thể test qua kit test và quyết định lựa chọn loại nào phù hợp nhất cho ao tôm của mình.  

Tiêu chí Khoáng đa lượng Khoáng vi lượng
Khối lượng cần thiết Cần một lượng lớn hơn trong cơ thể sinh vật Cần một lượng rất nhỏ, nhưng vai trò quan trọng
Các khoáng chất điển hình Canxi (Ca), Magie (Mg), Kali (K), Natri (Na), Phospho (P) Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), I-ốt (I)
Vai trò trong cơ thể Hỗ trợ hình thành cấu trúc cơ thể, duy trì hoạt động sinh lý cơ bản, cân bằng điện giải Kích hoạt enzyme, duy trì miễn dịch, hỗ trợ phát triển tế bào
Nguồn cung cấp Thường có trong thức ăn tự nhiên, đất, nước, thức ăn bổ sung Có trong thức ăn tự nhiên, sản phẩm bổ sung khoáng vi lượng
Tác hại khi thiếu hoặc thừa Thiếu có thể gây ra vỏ tôm yếu, khó lột xác, mất cân bằng điện giải; thừa có thể ảnh hưởng đến pH và độ kiềm nước Thiếu gây suy yếu miễn dịch, phát triển chậm; thừa có thể gây độc hại cho tôm
Ví dụ về chức năng cụ thể Canxi giúp phát triển vỏ, Magie hỗ trợ enzyme, Kali duy trì thẩm thấu Sắt giúp tạo huyết sắc tố, Kẽm giúp tổng hợp protein và tế bào

Chi tiết liên hệ 

Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty Thuỷ sản Hoa Sen hoặc liên hệ qua Hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Thuỷ sản Hoa Sen

  • Website: https://tapdoannongnghiephoasen.com/
  • Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1900 0304 | 0388 598 019.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *