Tôm lột vỏ là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình phát triển của loài tôm. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến sự phát triển của tôm trong suốt cuộc đời của chúng. Hiểu rõ về hiện tượng này không chỉ giúp người nuôi tôm cải thiện năng suất. Còn giúp bảo vệ sức khỏe và chất lượng của tôm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các vấn đề thường xảy ra trong quá trình tôm lột vỏ. Cách nhận biết khi tôm chuẩn bị lột vỏ và những điều cần lưu ý để có được hiệu quả cao trong quá trình nuôi.
Hiện tượng tôm chuẩn bị lột vỏ
Hiện tượng tôm sắp lột vỏ là một quá trình tự nhiên quan trọng trong chu kỳ phát triển của tôm. Giúp chúng lớn lên bằng cách thay lớp vỏ cũ và hình thành lớp vỏ mới. Một số dấu hiệu nhận biết tôm sắp lột vỏ:
– Lớp vỏ cũ mờ đục: Tôm sắp lột vỏ thường có vỏ cũ trở nên mờ và không còn trong suốt như bình thường. Điều này là do các chất khoáng trong vỏ tôm cũ bị hấp thụ lại chuẩn bị cho quá trình tạo vỏ mới.
– Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn: Trước khi lột vỏ, tôm thường giảm ăn hoặc thậm chí ngừng ăn hoàn toàn. Điều này là vì cơ thể tôm đang tập trung năng lượng cho quá trình lột xác.
– Tôm ít di chuyển: Tôm sắp lột thường có xu hướng ít di chuyển hơn và tìm các khu vực yên tĩnh để chuẩn bị lột xác. Chúng thường ẩn nấp dưới lớp bùn hoặc các vật trong ao để tránh bị tấn công bởi các con tôm khác.
– Phình to phần đầu ngực: Khi tôm chuẩn bị lột vỏ, phần giáp đầu ngực của chúng thường phình to do lớp vỏ mới bên trong đã phát triển. Chuẩn bị đẩy lớp vỏ cũ ra ngoài.
– Có sự tách nhẹ giữa vỏ cũ và cơ thể tôm: Quan sát kỹ, có thể thấy một khoảng trống nhỏ giữa vỏ cũ và cơ thể tôm. Đây là dấu hiệu cho thấy lớp vỏ mới đang hình thành bên trong và đẩy dần vỏ cũ ra ngoài.
Chu kỳ lột xác của tôm thẻ
Tôm thẻ lột xác nhiều lần trong suốt vòng đời của mình. Giúp chúng phát triển kích thước và duy trì sự linh hoạt của cơ thể. Quá trình này chia thành các giai đoạn rõ ràng. Có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự tăng trưởng của tôm, cũng như chất lượng nuôi trồng.
Giai đoạn chuẩn bị lột
Tôm bắt đầu cảm nhận lớp vỏ hiện tại trở nên chật chội và không còn vừa với sự phát triển của cơ thể. Lớp vỏ cũ bị tách dần ra khỏi cơ thể, tạo ra khoảng không gian giữa lớp vỏ và lớp da mới hình thành bên trong. Bên dưới lớp vỏ cũ, một lớp vỏ mới mềm đang dần hình thành. Lớp vỏ này sẽ giúp tôm có thể phát triển khi lớp vỏ cũ bị loại bỏ.
Giai đoạn tôm lột vỏ
Đây là giai đoạn tôm thực sự lột vỏ. Nó có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ vài phút đến vài giờ tùy thuộc vào tôm và điều kiện môi trường.
Lớp vỏ cũ sẽ bị nứt ở các điểm yếu như giữa các khớp. Tôm sẽ dần rút cơ thể ra khỏi lớp vỏ cũ. Sau khi tôm rút khỏi lớp vỏ cũ, lớp vỏ mới sẽ rất mềm và tôm sẽ cần thời gian để “rắn lại” và tạo ra lớp vỏ chắc khỏe hơn. Trong giai đoạn này, tôm dễ bị tổn thương, dễ mắc bệnh và dễ bị stress.
Giai đoạn phục hồi sau lột vỏ
Sau khi lột vỏ, tôm sẽ trải qua giai đoạn phục hồi, trong đó lớp vỏ mới bắt đầu cứng lại. Lớp vỏ mới sẽ mất một vài giờ đến vài ngày để trở nên cứng hơn. Giúp bảo vệ tôm khỏi các yếu tố bên ngoài và các loài ăn thịt.
Sau khi vỏ đã cứng lại, tôm sẽ trở lại hoạt động bình thường. Trong giai đoạn này, tôm cần cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Hỗ trợ quá trình phát triển vỏ mới.
Những điều cần lưu ý khi tôm sắp lột vỏ
Khi tôm sắp lột vỏ, việc chăm sóc và quản lý đúng cách là rất quan trọng kích thích tôm lột xác, phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là những điều cần làm khi tôm sắp lột vỏ:
Kiểm soát chất lượng nước
Đảm bảo pH nước nằm trong khoảng 7.5-8.5. Biến động pH lớn có thể gây căng thẳng cho tôm và ảnh hưởng xấu đến quá trình lột xác.
Nhiệt độ nước nên được duy trì ổn định ở mức 28-30°C. Nếu nhiệt độ nước quá thấp hoặc thay đổi đột ngột, quá trình lột vỏ của tôm có thể bị gián đoạn. Gây tổn thương hoặc thậm chí làm chết tôm
Độ cứng của nước nên đạt khoảng 80-150 mg/L CaCO3 để cung cấp đủ khoáng chất cho tôm hình thành vỏ mới. Độ kiềm cũng cần duy trì trong khoảng 80-120 mg/L để tạo điều kiện ổn định cho tôm lột vỏ.
Theo dõi và kiểm soát nồng độ NH3 và NO2 trong nước để tránh tình trạng nhiễm độc cho tôm. Đặc biệt là trong giai đoạn nhạy cảm khi tôm sắp lột vỏ.
Điều chỉnh thức ăn
Trước khi lột xác, tôm có xu hướng ăn ít hơn. Vì vậy, cần đảm bảo thức ăn chất lượng cao, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là protein và các vitamin cần thiết (như vitamin C, D). Vì tôm ăn ít trong giai đoạn chuẩn bị lột xác, nên điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh lãng phí và làm ô nhiễm nước.
Kiểm soát mật độ nuôi
Mật độ tôm quá cao có thể làm tăng căng thẳng và cạnh tranh khoáng chất. Dẫn đến tình trạng khó khăn trong quá trình lột vỏ. Cần duy trì mật độ nuôi hợp lý, đặc biệt là khi tôm sắp lột. Đảm bảo nồng độ oxy hòa tan luôn ở mức cao (từ 4-5 mg/L) hỗ trợ quá trình trao đổi chất của tôm. Khi lột vỏ, tôm cần lượng oxy lớn hơn để phục hồi sức khỏe và tạo lớp vỏ mới.
Tạo môi trường an toàn cho tôm
Khi lột vỏ, tôm sẽ rất yếu và dễ bị tấn công bởi các con tôm khác. Tạo các vật liệu ẩn nấp trong ao để tôm có nơi trú ẩn và tránh bị tổn thương trong quá trình lột xác.
Không nên thu hoạch hoặc can thiệp vào ao khi tôm đang chuẩn bị lột xác. Tránh gây căng thẳng không cần thiết cho tôm.
Theo dõi sức khỏe tôm
Theo dõi các dấu hiệu như lớp vỏ tôm trở nên mờ đục, tôm ăn ít hoặc ngừng ăn, ẩn nấp nhiều hơn để nhận biết thời điểm tôm sắp lột. Điều này giúp bạn điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp.
Tôm dễ bị bệnh trong giai đoạn lột vỏ, đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn hoặc virus. Cần kiểm soát tốt môi trường ao và theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.
Bổ sung dưỡng chất
Đánh 1000 – 2000 Parakill trong ao để cải thiện chất lượng nước. Giảm thiểu các chất độc hại và tăng cường hệ vi sinh trong ao nuôi. Điều này sẽ giúp môi trường nước trở nên an toàn hơn cho tôm khi lột xác.
Bổ sung Super Growth để bổ sung khoáng chất và vitamin cho tôm để quá trình lột vỏ diễn ra thuận lợi hơn. Trong Super Growth có chứa Vitamin, khoáng chất, Beta-glucan. Giúp tôm cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Tôm có thể tận dụng tối đa dinh dưỡng từ thức ăn và tăng trọng nhanh. Cung cấp các khoáng chất, vitamin, men vi sinh. Tôm sẽ dễ dàng hình thành lớp vỏ mới chắc khỏe sau khi lột
Tổng kết
Trong quá trình nuôi tôm, cần phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Tối ưu hóa việc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của tôm. Chú ý đến các dấu hiệu khi tôm chuẩn bị lột vỏ và áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp. Giúp tôm phát triển khỏe mạnh, chất lượng vỏ tốt và năng suất nuôi tôm cao.