Cập nhật giá tôm thường xuyên, nắm bắt xu hướng thị trường để điều chỉnh kế hoạch nuôi phù hợp. Ngoài ra, chiến lược thu hoạch linh hoạt, kiểm soát tốt chi phí sản xuất và đa dạng hóa kênh tiêu thụ cũng là những yếu tố quan trọng. Nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh giá tôm không ổn định. Cùng chúng tôi cập nhật giá tôm thẻ thị trường hôm nay.
Giá tôm thẻ thị trường hôm nay
Giá tôm thẻ ngày 14/03/2025 cụ thể như sau:
SIZE TÔM |
GIÁ |
Giá tôm thẻ size 100 con/kg |
93.000đ |
Giá tôm thẻ size 70 con/kg |
127.000đ |
Giá tôm thẻ size 60 con/kg |
132.000đ |
Giá tôm thẻ size 50 con/kg |
135.000đ |
Giá tôm thẻ size 40 con/kg |
147.000đ |
Giá tôm thẻ size 30 con/kg |
174.000đ |
Giá tôm thẻ size 20 con/kg |
232.000đ |

Biến động giá – Lời khuyên cho người nuôi tôm
Giá tôm lên xuống thất thường, lúc cao lúc thấp, khiến bà con nuôi tôm không khỏi lo lắng. Có khi vừa thu hoạch xong thì giá rớt mạnh, tính toán cả vụ chẳng còn bao nhiêu lời. Ngược lại, có lúc giá tăng vọt, ai có tôm bán đúng thời điểm thì trúng lớn. Sự biến động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cung – cầu thị trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, con giống, chính sách xuất khẩu,… Nắm được nguyên nhân biến động giá là chưa đủ, quan trọng hơn là làm sao để hạn chế rủi ro và giữ được thu nhập ổn định.
Trong nghề nuôi tôm, không phải cứ thả giống rồi chờ đến ngày thu hoạch là xong. Muốn nuôi có lời, bà con cần có kế hoạch cụ thể, biết cách tính toán chi phí, chọn thời điểm thu hoạch hợp lý và tìm đầu ra ổn định. Ngoài ra, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường cũng rất quan trọng. Giúp bà con chủ động điều chỉnh kế hoạch nuôi, tránh cảnh được mùa mất giá.
Theo dõi và cập nhật giá cả, thông tin thị trường thường xuyên
Người nuôi cần thường xuyên cập nhật giá tôm tại các vùng nuôi trọng điểm. Theo dõi xu hướng giá trên thị trường nội địa và quốc tế. Ngoài ra, việc nắm bắt thông tin về nhu cầu xuất khẩu, chính sách thương mại, diễn biến dịch bệnh và chi phí đầu vào cũng rất quan trọng. Các nguồn tin chính thống từ hiệp hội ngành tôm, doanh nghiệp thu mua, báo chí chuyên ngành và nhóm cộng đồng người nuôi tôm trên mạng xã hội. Giúp người nuôi có cái nhìn toàn diện để đưa ra chiến lược phù hợp.
Đa dạng hóa kênh tiêu thụ, tránh phụ thuộc vào một nguồn thu mua
Khi giá tôm lên xuống thất thường, nếu chỉ phụ thuộc vào một thương lái hoặc một doanh nghiệp thu mua, bà con rất dễ gặp rủi ro. Nếu đối tác ép giá hoặc ngừng mua, việc tiêu thụ tôm sẽ trở nên khó khăn, thậm chí có thể bị tồn hàng, lỗ vốn. Để tránh tình trạng này, bà con nên chủ động mở rộng đầu ra, không nên bỏ hết trứng vào một giỏ.
Thay vì chỉ bán cho một mối, bà con có thể tìm thêm các đơn vị chế biến, xuất khẩu, thương lái khác hoặc khai thác thị trường bán lẻ trong nước. Hiện nay, nhiều hộ nuôi cũng đã tận dụng các nền tảng thương mại điện tử để rao bán tôm trực tiếp đến người tiêu dùng. Đây là cách giúp bà con tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Không bị phụ thuộc vào trung gian và có cơ hội bán được giá tốt hơn.
Kiểm soát chi phí sản xuất và tối ưu hóa ao nuôi
Khi giá tôm giảm, nếu chi phí sản xuất không được kiểm soát tốt, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, người nuôi cần tối ưu hóa quy trình sản xuất, lựa chọn con giống chất lượng để tăng tỷ lệ sống, sử dụng thức ăn hợp lý để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo năng suất. Ngoài ra, áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến như ao lót bạt, nuôi tôm tuần hoàn, sử dụng chế phẩm sinh học thay thế hóa chất sẽ giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả nuôi.
Xây dựng kế hoạch thu tôm linh hoạt
Một sai lầm phổ biến của nhiều người nuôi tôm là thu hoạch ồ ạt khi thấy giá tăng hoặc chờ đợi quá lâu khi giá giảm. Dẫn đến tình trạng cung vượt cầu hoặc thiệt hại do kéo dài thời gian nuôi. Để đối phó với biến động giá, người nuôi cần có kế hoạch thu hoạch linh hoạt. Dựa vào diễn biến thị trường để đưa ra quyết định phù hợp. Nếu giá tôm thấp, có thể xem xét giữ tôm trong ao lâu hơn ( điều kiện ao nuôi cho phép) để chờ giá phục hồi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc kéo dài thời gian nuôi cũng có rủi ro về dịch bệnh và chi phí thức ăn. Do đó cần tính toán cẩn thận để đảm bảo lợi nhuận tối ưu.
Tham gia các chương trình liên kết chuỗi nhằm ổn định đầu ra
Khi tham gia vào các chương trình liên kết chuỗi với doanh nghiệp chế biến, hợp tác xã hoặc các tổ chức ngành thủy sản. Người nuôi sẽ có đầu ra ổn định, giá cả minh bạch và được hỗ trợ về kỹ thuật nuôi cũng như chi phí sản xuất. Ngoài ra, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho các mô hình nuôi liên kết cũng giúp người nuôi giảm bớt áp lực tài chính và tăng hiệu quả kinh doanh.

Tóm lại
Biến động giá tôm thẻ trên thị trường là một thực tế không thể tránh khỏi trong ngành thủy sản. Tuy nhiên, bằng cách chủ động theo dõi thị trường, đa dạng hóa kênh tiêu thụ, tối ưu hóa chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng tôm, xây dựng kế hoạch thu hoạch linh hoạt và tham gia các chương trình liên kết chuỗi. Bà con nuôi tôm có thể giảm thiểu rủi ro và duy trì lợi nhuận ổn định. Việc áp dụng những chiến lược này hỗ trợ người nuôi đối phó với biến động giá. Góp phần xây dựng một ngành tôm phát triển bền vững và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
CHI TIẾT LIÊN HỆ
Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty hoặc liên hệ qua hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NÔNG NGHIỆP HOA SEN
- Trang web: https://tapdoannonnghiephoasen.com/
- Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Đường dây nóng: 1900 0403 | 0388 598 019