Tỏi ngày nay không chỉ là nguyên liệu dùng trong nấu ăn. Mà ngay cả trong nuôi tôm cũng đã được ứng dụng rộng rãi. Nhờ những lợi ích vượt trội mà tỏi mang lại. Có nhiều cách cho tôm ăn tỏi nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tùy theo mục đích phòng và điều trị bệnh. Bà con hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Tỏi có thể phòng và trị các bệnh nào ở tôm ?
Tỏi từ lâu đã được xem là thảo dược thay thế kháng sinh trong nuôi tôm. Sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh sẽ không để lại dư lượng và được người dân nuôi tôm đánh giá khá cao trong công dụng của tỏi.
Hoại tử gan tụy
Một trong những bệnh mà tỏi có thể hỗ trợ điều trị ở tôm là bệnh hoại tử gan tụy (EMS), phân trắng. Một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong ngành nuôi tôm. Có khả năng kháng khuẩn khá mạnh so với các loại thảo dược khác. Vòng kháng khuẩn khoảng 24,3 mm. Bằng cách bổ sung tỏi vào thức ăn của tôm, allicin sẽ được hấp thụ qua đường tiêu hóa. Tác động trực tiếp đến hệ vi sinh vật trong cơ thể tôm. Làm giảm sự xâm nhập của các mầm bệnh.
Theo nghiên cứu của 1 trường đại học Gajah Mada (2019), thực hiện trên tôm thẻ chân trắng. Cho thấy rằng tỏi có tác dụng phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh do vi khuẩn và cải thiện sức khỏe chung của tôm. Tôm được cho ăn bổ sung 1% tỏi trong suốt 30 ngày thử nghiệm có tỷ lệ sống sót cao hơn 18% so với nhóm đối chứng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bổ sung tỏi giúp giảm 25% tỷ lệ nhiễm trùng gan tụy ở tôm. Đồng thời nâng cao khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác.
Phòng ngừa ký sinh trùng
Tỏi có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa sự phát triển của các ký sinh trùng này nhờ vào các hợp chất như allicin và ajoene. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi có thể ức chế sự phát triển của protozoa như Eimeria và Thelohania. Các loài ký sinh trùng thường thấy trong tôm nuôi. Chỉ số hồng cầu và bạch cầu cũng sẽ gia tăng. Thêm vào đó, tỏi cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của tôm. Làm chúng mạnh mẽ hơn trong việc đối phó với các ký sinh trùng gây bệnh. Giúp tăng sản xuất các tế bào miễn dịch, bao gồm các tế bào máu trắng và các yếu tố kháng thể.
Bảo vệ hệ tiêu hóa
Tỏi có khả năng phòng ngừa các bệnh tiêu hóa phổ biến ở tôm như bệnh thối vỏ hay bệnh tiêu chảy do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Bảo vệ các niêm mạc đường tiêu hóa của tôm khỏi các tổn thương do gốc tự do. Điều này không chỉ giúp bảo vệ tế bào đường ruột mà còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa. Qua đó giữ cho hệ tiêu hóa của tôm luôn khỏe mạnh.

Cho tôm ăn tỏi quá nhiều có tốt không ?
Cung cấp quá mức một loại chất nào đó vào cơ thể sống có thể gây tác dụng ngược. Đơn nhiên, tỏi cũng không phải là ngoại lệ. Nếu sử dụng quá nhiều tỏi, tôm có thể gặp phải những vấn đề như giảm khả năng hấp thu dưỡng chất khác. Thay đổi môi trường nước ao nuôi hoặc gây rối loạn tiêu hóa. Các loại thảo dược và bổ sung dinh dưỡng cần được áp dụng đúng liều lượng và tần suất để đạt hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, bà con nông dân cần phải lưu ý về liều lượng, cữ và tần suất sử dụng tỏi sao cho phù hợp với điều kiện và tình trạng cụ thể của từng ao tôm. Việc lạm dụng tỏi có thể dẫn đến những tác động tiêu cực.
Cách ủ tỏi đúng cách tôm ăn hiệu quả
Sử dụng tỏi cho tôm ăn vừa tiết kiệm chi phí, vừa an toàn. Dưới đây là những cách ủ tỏi đúng cách, đạt hiệu quả cao, an toàn, lành tính.
Ủ tỏi với nước ấm
- Tỏi sau khi bóc vỏ cần nghiền nát hoặc cắt để các hợp chất trong tỏi, đặc biệt là allicin, được giải phóng. Tuy nhiên, để giữ được tác dụng của allicin, cần phải nghiền hoặc cắt tỏi ít nhất 10 phút trước khi sử dụng. Vì allicin cần thời gian để hình thành từ các thành phần trong tỏi.
- Tiến hành trộn với nước ấm không quá nóng để không phá hủy các hợp chất sinh học của tỏi).
- Để hỗn hợp này trong 24-48 giờ ở nhiệt độ phòng. Trong suốt quá trình ủ, tỏi sẽ phát huy tối đa khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa.
- Sau đó, trộn hỗn hợp vào thức ăn cho tôm. Tỉ lệ khoảng 1-2% tỏi so với tổng lượng thức ăn, tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu của tôm nuôi. Lưu ý không nên cho tỏi quá nhiều, vì tỏi có thể gây ra tác dụng phụ nếu tôm ăn quá liều.
Ủ tỏi với rượu
- Sơ chế tỏi: Bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó, đập dập hoặc xay nhuyễn tỏi để giải phóng allicin – hợp chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất trong tỏi.
- Ngâm tỏi với rượu: Cho tỏi vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu vào sao cho ngập hết phần tỏi. Khuấy nhẹ để tỏi phân bố đều trong rượu.
- Ủ tỏi: Đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Thời gian ủ từ 7 – 10 ngày để các hoạt chất trong tỏi tan hoàn toàn vào rượu. Mỗi ngày lắc nhẹ bình để tỏi và rượu hòa quyện tốt hơn.
- Lọc lấy dung dịch: Sau khi ủ đủ thời gian, có thể lọc lấy phần nước rượu tỏi để sử dụng. Nếu không lọc, có thể để nguyên và tiếp tục bảo quản trong bình, rượu sẽ ngày càng đậm đặc hơn.
- Sau đó, dùng 5 – 10 ml rượu tỏi cho 1 kg thức ăn, trộn đều và để ráo khoảng 15 – 20 phút trước khi cho tôm ăn.

Sản phẩm thay thế tỏi trong nuôi tôm
Khi sử dụng tỏi cho tôm, bà con cần cân nhắc về liều lượng và thời gian,… Hạn chế tình trạng ủ mà không hiệu quả. Gây hại cho tôm và làm ô nhiễm ao nuôi.
Để không xảy ra vấn đề đó, bà con nuôi tôm nên tham khảo qua các sản phẩm đến từ Thuỷ sản Hoa Sen. An toàn, lành tính và chứa các dạng chủng vi sinh có lợi và không gây hại cho tôm. Càng không mất thời gian ngâm ủ, vô cùng tiện lợi.
Vua Cao Tỏi
Vua Cao Tỏi là sản phẩm tiên tiến được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm giải quyết triệt để các vấn đề phổ biến trong nuôi tôm như bệnh phân trắng, rối loạn đường ruột, ký sinh trùng và tổn thương gan. Với công thức đặc biệt từ chiết xuất tỏi đậm đặc kết hợp cùng các thảo dược quý, sản phẩm này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên mà còn hỗ trợ loại bỏ mầm bệnh hiệu quả.
Nhờ khả năng bảo vệ gan và hệ tiêu hóa, Vua Cao Tỏi giúp tôm phát triển khỏe mạnh, nâng cao tỷ lệ sống và tối ưu năng suất trong suốt vụ nuôi. Đây chính là giải pháp vượt trội dành cho người nuôi tôm. Góp phần mang lại những lứa tôm chất lượng cao.
*Cách sử dụng Vua Cao Tỏi
– Định kỳ dùng: 3-5 ml cho 1 kg thức ăn, 2 lần/ngày. Dùng trong suốt vụ nuôi.
– Nong to đường ruột, giúp phân tôm dài thẳng: Sử dụng 10ml/kg thức ăn
– Trường hợp tôm xuất hiện các dấu hiệu như gan nhạt màu, thiếu giọt dầu, hơi ngả vàng,. Hoặc gặp các vấn đề về đường ruột như phân lỏng, ruột xoắn, phân chuyển màu xanh. Hãy điều chỉnh tăng cường liều lượng để hỗ trợ phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.

Kết luận
Trên đây là bài viết cung cấp về cách ủ tỏi cho tôm ăn, cũng như giới thiệu đến bà con vi sinh Vua Cao Tỏi thay thế tỏi tiện lợi hơn khi sử dụng. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và hỗ trợ miễn dịch, tỏi không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu sự phụ thuộc vào kháng sinh, góp phần xây dựng mô hình nuôi bền vững. Áp dụng đúng cách sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Tối ưu phần nào chi phí và nâng cao chất lượng tôm trong suốt vụ nuôi.
Chi tiết liên hệ
Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty Thuỷ sản Hoa Sen hoặc liên hệ qua Hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
Thuỷ sản Hoa Sen
- Website: https://tapdoannongnghiephoasen.com/
- Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900 0304 | 0388 598 019.