Trung Quốc hiện nay là một trong những quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ ba. Cũng là thị trường có tính cạnh tranh cao trong ngành. Trung Quốc cũng không còn là một thị trường dễ tính như trước. Những năm gần đây, họ đã thay đổi và đưa ra các quy định khắt khe hơn về việc xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đổi cách tiếp cận. Tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về chất lượng cũng như nguồn gốc.
Tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc năm 2024
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1.717 lô hàng thủy sản sống sang Trung Quốc. Mức tiêu thụ và nhập hàng của Trung Quốc ở 8 tháng đầu năm tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm trước. Một điều đáng chú ý ở đây, là không có bất kỳ lô nào bị phát hiện vi phạm về tồn dư hóa chất hay kháng sinh. Kết quả này là minh chứng cho sự cải thiện vượt bậc trong công tác kiểm soát chất lượng. Tuân thủ tốt các quy định khắt khe từ thị trường Trung Quốc.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo đầy đủ quy trình truy xuất nguồn gốc. Thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ở từng giai đoạn. Trung Quốc hiện nay đang yêu cầu thực hiện quản lý toàn diện theo chuỗi giá trị. Từ khâu nuôi trồng, khai thác, thu hoạch, cho đến khâu thu gom, vận chuyển, đóng gói và xuất khẩu.
Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định thư về thủy sản sống nhập khẩu từ Việt Nam. Khi được thông qua, nghị định này sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc. Giúp tăng cường thương mại và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu thủy sản giữa hai quốc gia.
Cơ hội cho việc xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc
Vị trí địa lý gần Trung Quốc mang lại ưu thế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Khoảng cách ngắn giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển so với nhiều quốc gia khác. Đồng thời giảm thiểu thời gian giao hàng. Hiện nay, các tuyến giao thương giữa Việt Nam và các tỉnh như Trùng Khánh, Quảng Tây hay Vân Nam đều rất thuận lợi. Đặc biệt qua đường bộ và đường sắt.
Thời gian vận chuyển từ Việt Nam đến Trùng Khánh chỉ mất khoảng 10 giờ. Đảm bảo sản phẩm thủy sản giữ được độ tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng. Đây là yếu tố quan trọng giúp thủy sản Việt Nam không chỉ duy trì được chất lượng mà còn tạo được lợi thế cạnh tranh vượt trội. Đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao từ thị trường Trung Quốc. Nhờ vậy, doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội phát triển và mở rộng thị phần tại thị trường này.
Vào tháng 8/2023, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ sản phẩm thủy hải sản từ Nhật Bản. Quyết định này được đưa ra sau khi Nhật Bản bắt đầu xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương. Trung Quốc lo ngại về nguy cơ ô nhiễm phóng xạ. Ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Theo như một số chuyên gia đánh giá vấn đề này sẽ là một thuận lợi cho thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này. Thuỷ sản tôm được nhận định sẽ là mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi thuỷ sản Nhật Bản bị cấm.
Trung Quốc đưa ra các yêu tiêu chuẩn mới đối với thuỷ sản sống
Sau địa dịch Covid – 19, Trung Quốc đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là thủy sản sống. Trong đó tất cả các mắt xích trong chuỗi sản xuất đều phải được quản lý rõ ràng và minh bạch. Cụ thể như sau:
Các đối tượng tham gia cần có mã số định danh riêng, vùng nuôi phải được kiểm tra. Giám sát chặt chẽ và đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc đầy đủ.
Các cơ sở bao gói cũng phải hoàn thành thủ tục đăng ký và được phê duyệt bởi cơ quan chức năng Trung Quốc. Chỉ những cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn và nằm trong danh sách được phép mới có thể tham gia vào khâu xuất khẩu thủy sản sống.
Các cơ sở nuôi trồng cũng cần tuân thủ đầy đủ quy định của cơ quan quản lý. Bao gồm việc được kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP). Điều kiện vệ sinh thú y bởi cơ quan thú y hoặc nuôi trồng thủy sản địa phương. Đặc biệt là những loài nằm trong danh mục được công nhận đạt chuẩn mới đủ điều kiện xuất khẩu.
Các quy định này thể hiện mục tiêu của Trung Quốc trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Đồng thời đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Đòi hỏi họ phải nâng cao quản lý, chuẩn hóa quy trình và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt. Trong quá trình nuôi, lấy mẫu giám sát bệnh cũng là một yêu cầu bắt buộc. Nhất là các sản phẩm tôm như tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Riêng về tôm hùm bông, đây là loài đã nằm trong danh sách nhóm nguy cấp 2. Đến tháng 5/2023, Trung Quốc tiếp tục siết chặt quản lý thông qua việc sửa đổi Luật Bảo vệ Động vật Hoang dã. Theo luật mới, việc đánh bắt các loài động vật nằm trong danh sách nguy cấp. Bao gồm cả tôm hùm bông, bị nghiêm cấm hoàn toàn. Quy định này được đưa ra nhằm bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và khôi phục cân bằng sinh thái. Theo quy định, tôm hùm bông nuôi phải được sản xuất thông qua quy trình nuôi trồng rõ ràng. Không khai thác trực tiếp từ tự nhiên. Đặc biệt, con giống phải thuộc thế hệ F2 được sinh sản từ các cá thể bố mẹ F1 trong điều kiện nuôi. Nếu con giống được lấy từ tự nhiên, chúng vẫn bị coi là sản phẩm khai thác từ tự nhiên và không được phép kinh doanh. Điều này cũng là một trở ngại khá lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Buộc họ phải chuyển sang các sản phẩm thủy sản khác để đáp ứng yêu cầu pháp lý đặt ra.
Trong tình thế như hiện nay, NAFIQPM đưa ra đề xuất rằng các doanh nghiệp trong ngành thủy sản cần thiết phải xây dựng một chuỗi liên kết chặt chẽ giữa các bên tham gia. Chẳng hạn như: đại lý, người nuôi thủy sản,…. Giúp phân rõ trách nhiệm của từng bên tham gia trong quá trình xuất khẩu. Nhằm tăng cường tính minh bạch cũng như nâng cao trách nhiệm. Ngoài ra, để tạo ra một hệ thống hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn. NAFIQPM cũng có khuyến khích việc phát triển mô hình tổ độ và hợp tác xã liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau.
Nhìn chung, để sớm khẳng định chỗ đứng của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế thì phải thực hiện tốt những tiêu chuẩn này. Đồng thời, cập nhật và hoàn thiện chương trình quản lý chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Các yêu cầu từ chính phủ trong vấn đề xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc.