Sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản đã trở nên phổ biến trong quy trình nuôi tôm công nghệ cao hiện nay. Thay vì sử dụng kháng sinh, bà con nuôi tôm đang dần chuyển hướng sang nuôi tôm bằng thảo dược. Mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho tôm và chất lượng môi trường nước. Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản khiến các vấn đề về môi trường và dịch bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng. Chính vì thế, áp dụng giải pháp thảo dược tự nhiên đã giúp giảm thiểu tác hại từ việc sử dụng hóa chất. Đồng thời tối ưu hóa năng suất và sức khỏe của tôm.
Thảo dược có lợi ích gì trong nuôi trồng thuỷ sản ?
Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với kháng sinh và hóa chất. Nếu sử dụng thường xuyên những chất này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe của tôm. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là hiện tượng lờn thuốc kháng sinh. Khi tôm không còn đáp ứng hiệu quả với các loại thuốc điều trị bệnh. Dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài, tôm chậm lớn và sức đề kháng suy giảm. Ngoài ra, tôm cũng có thể bị các vấn đề về cơ quan nội tạng như gan và tụy. Gây tổn thương chức năng tiêu hóa và trao đổi chất của tôm. Tôm sẽ có dấu hiệu bỏ ăn, gầy yếu và mất năng lượng. Tất nhiên là nếu tình trạng đó kéo dài thì vụ nuôi của bà con sẽ bị ảnh hưởng khá lớn.
Khi bà con sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thuỷ sản. Giúp tạo màu nước tự nhiên, làm thức ăn bổ sung cho tôm và cá. Còn có tác dụng quan trọng trong việc điều trị một số bệnh thường gặp trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Các loại bệnh như lở loét, ký sinh trùng, hay các vấn đề về đường ruột đều có thể được kiểm soát nhờ vào các loại thảo dược tự nhiên. Các hợp chất có trong thảo dược giúp kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch của các loài thủy sản. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào kháng sinh và hóa chất. Còn giúp duy trì một môi trường nuôi trồng thủy sản, an toàn hơn cho cả tôm và cá.
Top 10 loại thảo dược được dùng phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản
Dưới đây là các loại thảo dược được sử dụng trong quy trình nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt là cho tôm có thể bạn chưa biết:
Tỏi
Tỏi là một trong những thảo dược tự nhiên được sử dụng nhiều trong nuôi tôm nhờ vào những tác dụng vượt trội trong việc bảo vệ tôm từ bên trong. Các hợp chất chứa sulfur, đặc biệt là allicin trong tỏi, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Giúp tôm tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các mầm bệnh như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng trị sán hay các bệnh về nấm. Khi tỏi được bổ sung vào thức ăn cho tôm. Giúp tôm khỏe mạnh mà còn giúp tôm giảm thiểu các vấn đề tiêu hóa như viêm ruột và các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Củ riềng
Riềng có thành phần Shogaol, Essential Oils, Gingerol có tác dụng kháng khuẩn cao, khắc tinh của virus Vibrio . Là thành phần thường có trong các sản phẩm phòng bệnh phân trắng, đường ruột cho tôm. Nhờ vào sự kết hợp của các thành phần này, riềng không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bảo vệ sức khỏe tôm mà còn cải thiện chất lượng môi trường nước trong ao nuôi. Hỗ trợ giảm thiểu mầm bệnh và nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản.
Diếp cá
Diếp cá chứa nhiều thành phần có lợi cho tôm bao gồm aponin. Có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Hỗ trợ tôm chống lại bệnh tật và cải thiện tiêu hóa. Các flavonoid trong diếp cá giúp giảm căng thẳng, kháng khuẩn và bảo vệ tế bào. Đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch. Diếp cá cũng chứa vitamin A, C, E giúp tăng cường sức khỏe và khả năng chống bệnh của tôm. Cùng với acid amin hỗ trợ tăng trưởng và phục hồi nhanh chóng.
Cây cỏ mực
Cây cỏ mực được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề về gan, tiêu hóa, nhiễm trùng và kháng khuẩn. Nhờ vào hàm lượng dồi dào các hoạt chất sinh học. Đặc biệt, thành phần flavonoid trong cây có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Giúp bảo vệ gan tôm trước tác động của các chất độc hại và cải thiện chức năng gan. Hoạt chất wedelolactone đóng vai trò quan trọng trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời hỗ trợ tái tạo các mô gan bị tổn thương. Giúp tôm duy trì sức khỏe tối ưu. Việc sử dụng cây cỏ mực không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn cải thiện khả năng tiêu hóa. Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gan và đường ruột ở tôm.
Nha đam
Chứa Vitamin: D, C, A, E, B1, B2, B6, B12 và acid folic.
Các hợp chất Anthraquinone, bao gồm Aloin và Emodin, giữ vị trí quan trọng trong cơ chế bảo vệ này. Chúng không chỉ kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện hoạt động của đường ruột mà còn sở hữu tính kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ. Giúp tôm tăng cường sức đề kháng trước các mầm bệnh nguy hiểm. Việc sử dụng nha đam trong nuôi trồng thủy sản không chỉ giúp giải độc gan, bảo vệ sức khỏe tôm mà còn giảm thiểu sự phụ thuộc vào hóa chất và kháng sinh. Góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là thành phần hữu ích cho gan của tôm.
Cây mật gấu
Cây mật gấu là một thảo dược tự nhiên mang lại nhiều lợi ích trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với sức khỏe tôm. Thành phần của cây chứa một loạt dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo, cùng các vitamin thiết yếu gồm A, C, E, B1 và B3. Giúp tăng cường sức khỏe và khả năng phát triển của tôm. Ngoài ra, cây mật gấu còn cung cấp các khoáng chất cần thiết như natri, kali canxi. Hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện hệ tiêu hóa. Đáng chú ý, cây mật gấu chứa hợp chất steroid glycoside. Đặc biệt là vernonioside B1, được biết đến với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ và chống ký sinh trùng hiệu quả.
Cây mật gấu được sử dụng để xử lý các vấn đề nghiêm trọng. Liên quan đến hệ tiêu hóa như phân lỏng, phân đứt khúc và tình trạng trống đường ruột – những yếu tố có thể làm giảm năng suất nuôi. Hơn thế, thảo dược này còn hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng. Một bệnh lý phổ biến nhưng khó kiểm soát ở tôm, mang lại giải pháp tự nhiên và toàn. Còn giúp giải độc gan hiệu quả, hỗ trợ phục hồi chức năng gan tụy bị suy yếu do môi trường nuôi hoặc thức ăn kém chất lượng. Với khả năng bảo vệ toàn diện sức khỏe nội tạng, cây mật gấu không chỉ giúp tôm tăng trưởng nhanh chóng, khỏe mạnh mà.
Atiso
Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin. Atisô được ứng dụng để giúp tôm hồi phục nhanh chóng sau khi mắc các bệnh ảnh hưởng đến gan, chẳng hạn như hoại tử gan tụy. Việc bổ sung atisô giúp duy trì màu sắc gan tôm khỏe, sáng bóng – Một chỉ số quan trọng thể hiện sức khỏe của tôm. Đồng thời, các hoạt chất trong atisô còn giúp tăng khả năng giải độc. Cải thiện quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể tôm. Từ đó giúp tôm phát triển tốt hơn. Sử dụng atisô không chỉ giúp giảm thiểu tổn thương do bệnh tật gây ra mà còn nâng cao chất lượng tôm nuôi. Đáp ứng tiêu chuẩn cao trong thị trường xuất khẩu.
Quả nhàu
Quả nhàu chứa một loạt các hợp chất như scopoletin, anthraquinones, terpenoid và flavonoids, các hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn, chống vi rút, chống oxy hóa và kích thích miễn dịch. Khi hoà quả nhàu vào thức ăn cho tôm sẽ giúp tôm tăng tỉ lệ sống sót.
Cây cỏ hôi
Cây cỏ hôi hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, kim lăng thảo. Với thành phần là carotenoid, phytosterol, tanin, saponin, đường khử, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá là 4,7%.
Cây cỏ mực chứa nhiều hợp chất có tác dụng giải độc gan hiệu quả, giúp tôm thải độc tố và phục hồi chức năng gan. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tôm, nhất là khi chúng phải đối mặt với môi trường nuôi không ổn định hoặc bị nhiễm bệnh. Các hoạt chất trong cây giúp làm sạch và cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của tôm, từ đó cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Gừng
Gừng là một thảo dược chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản. Thành phần chính của gừng bao gồm các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic, như b-zingiberen, b-curcumenen và b-farnesen. Những hợp chất này mang lại nhiều lợi ích cho tôm, đặc biệt là khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ hệ miễn dịch. Ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh và bảo vệ tôm khỏi các mầm bệnh. Chống viêm và bảo vệ gan tôm, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Giảm stress cho tôm và tăng cường sức đề kháng, đồng thời cải thiện khả năng phục hồi sau bệnh. Ngoài ra, gừng còn chứa các hợp chất alcohol monoterpenic như geraniol, linalol và borneol, những hợp chất này có khả năng kháng khuẩn
Các loại thảo dược trên đều có những tác dụng nổi bật giúp bảo vệ sức khỏe tôm, cá và cải thiện chất lượng môi trường nuôi. Sử dụng thảo dược không chỉ giúp giảm thiểu việc sử dụng hóa chất và kháng sinh, mà còn tạo ra một môi trường nuôi trồng thủy sản an toàn hơn. Đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành nuôi trồng thủy sản.
>>Tham khảo: Các sản phẩm từ thảo dược phòng và điều trị bệnh trên tôm
CHI TIẾT LIÊN HỆ
Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty hoặc liên hệ qua Hotline để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hoa Sen
- Website: https://tapdoannongnghiephoasen.com/
- Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900 0304 | 0388 598 019.