Nguyên nhân và cách trị bệnh đốm đen trên tôm hiệu quả

Bệnh đốm đen trên tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt. Gây thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng và số lượng tôm nuôi, mà còn làm giảm giá trị thương mại của tôm khi xuất khẩu. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về bệnh đốm đen trên tôm. Bao gồm nguyên nhân, các giai đoạn diễn ra của bệnh và cách điều trị hiệu quả nhanh chóng để người nuôi có thể bảo vệ đàn tôm của mình.

Bệnh đốm đen là gì?

Bệnh đốm đen trên tôm, còn được biết đến với tên gọi là bệnh hoại tử vỏ. Đây là một bệnh lý phổ biến xuất hiện trên các loài tôm nuôi. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các đốm đen trên bề mặt vỏ và các bộ phận như mang, chân bơi, và đuôi tôm. Những đốm này có thể lan rộng, gây tổn thương nghiêm trọng đến vỏ. Ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm.

Tôm mắc bệnh đốm đen thường sẽ bị suy giảm sức khỏe, ăn ít đi và thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh này còn gây ảnh hưởng lớn đến giá trị kinh tế. Do tôm bị đốm đen thường có ngoại hình xấu, không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước.

Bệnh đốm đen ở tôm
Bệnh đốm đen ở tôm

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm đen trên tôm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh đốm đen trên tôm, nhưng có thể chia thành các nhóm chính sau đây:

  • Các vi khuẩn như Vibrio spp. là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chúng tấn công qua vỏ tôm, gây tổn thương và hình thành các đốm đen trên bề mặt.
  • Chất lượng nước trong ao nuôi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tôm. Nước ô nhiễm do tích tụ chất hữu cơ, kim loại nặng, độ pH không ổn định là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển, làm suy yếu hệ miễn dịch của tôm. 
  • Các yếu tố như biến đổi nhiệt độ đột ngột, mật độ nuôi quá cao hoặc lượng oxy hòa tan thấp cũng có thể làm tôm bị stress. Điều này khiến tôm dễ bị nhiễm bệnh đốm đen hơn. Những vết thương nhỏ trên vỏ tôm, do tác động vật lý hoặc trong quá trình lột xác. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. 

Các giai đoạn diễn ra bệnh đốm đen trên tôm

 Bệnh này xuất hiện do nhiều nguyên nhân, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, và điều kiện môi trường nuôi không tốt.Bệnh đốm đen trên tôm thường trải qua nhiều giai đoạn, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các giai đoạn của bệnh đốm đen trên tôm diễn ra như sau: 

– Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này, các đốm đen nhỏ bắt đầu xuất hiện trên vỏ tôm, thường tập trung ở chân, đuôi và mang. Các đốm có thể rất nhỏ và khó nhận biết nếu không quan sát kỹ.

– Giai đoạn phát triển bệnh: Nếu không được can thiệp, các đốm đen sẽ lan rộng và trở nên rõ ràng hơn. Vỏ tôm có dấu hiệu bị hoại tử, sần sùi và thậm chí bong tróc. Tôm trong giai đoạn này thường giảm ăn và hoạt động kém linh hoạt.

– Giai đoạn nghiêm trọng: Bệnh tiến triển nhanh, các đốm đen lan ra khắp cơ thể tôm. Vỏ tôm bị tổn thương nghiêm trọng, làm tôm khó lột xác và dễ chết. Ở giai đoạn này, tỷ lệ tử vong trong đàn tôm có thể rất cao.Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây chết hàng loạt trong đàn tôm. Tôm sống sót thường có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu thị trường.

Cách trị bệnh đốm đen trên tôm hiệu quả nhanh chóng 

Để điều trị bệnh đốm đen trên tôm một cách hiệu quả và nhanh chóng, người nuôi cần áp dụng đúng các biện pháp sau:

Diệt khuẩn ao nuôi

Bằng cách sử dụng khoảng 2000-3000 m3 Para Kill để diệt khuẩn ao nuôi. Giúp gây màu nước, ổn định pH, cải thiện môi trường nước và giảm đáng kể lượng khí độc. Làm sạch vỉ oxy trong ao tôm từ đó có thể mang lại nguồn oxy mạnh mẽ và ổn định trong ao tôm

Bổ sung Super Growth tăng trưởng cho tôm

Sử dụng Super Growth để bổ sung khoáng chất, dinh dưỡng tăng trưởng cho tôm. Trong Super Growth chứa nhiều vitamin và khoáng chất  bổ sung dinh dưỡng, men vi sinh. Đặc biệt giúp kích thích tôm phát triển nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng. Hỗ trợ quá trình lột xác, tăng hiệu suất nuôi và tối ưu hóa sức khỏe của tôm

Sản phẩm siêu tăng trưởng thường được trộn trực tiếp vào thức ăn cho tôm. Liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi của tôm và giai đoạn phát triển. Liên hệ hotline 1900 0304 để từ vấn rõ hơn.

Để đạt hiệu quả cao nhất, sản phẩm cần được sử dụng định kỳ trong suốt quá trình nuôi. Đặc biệt là trong các giai đoạn tôm lột xác hoặc khi tôm phát triển mạnh.

Sử dụng kháng sinh và thuốc trị bệnh

Cần sử dụng 1 lít/1000 – 1500m3  Anti EHP để giúp tôm có khả năng chống lại bệnh tốt hơn, lột xác trở lại, hết đốm đen,… Cải thiện quá trình hấp thụ dinh dưỡng và sức khỏe đường ruột của tôm.

Tăng cường vệ sinh ao nuôi:

Thực hiện vệ sinh ao kỹ lưỡng trước khi bắt đầu vụ nuôi mới. Có thể sử dụng vôi hoặc các loại hóa chất an toàn để khử trùng ao nuôi, tiêu diệt các mầm bệnh còn tồn tại. Loại bỏ xác tôm chết ra khỏi ao nhanh chóng để tránh lây lan bệnh.

Sản phẩm hỗ trợ bệnh đốm đen trên tôm

Tổng kết

Bệnh đốm đen trên tôm là một vấn đề nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản, có thể gây thiệt hại lớn nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân, các giai đoạn phát triển của bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị đúng cách là yếu tố then chốt giúp người nuôi tôm giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa năng suất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *