Nghề nuôi tôm của nước ta hiện nay đóng góp khá lớn vào nền kinh tế của đất nước. Đây là lĩnh vực trọng điểm của ngành thuỷ sản Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại thì nghề này có sự tiến triển vượt bậc và độ thâm canh không hề thấp. Bên cạnh đó, ngành này cũng phải đối mặt với khá nhiều thử thách không nhỏ.
Thực trạng chung về nghề nuôi tôm của nước ta hiện nay
Các loại tôm như tôm sú và tôm thẻ chân trắng là hai sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, đằng sau những thành tựu ấy, ngành nuôi tôm nước ta đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.
Mặc dù diện tích nuôi tôm ở Việt Nam không ngừng được mở rộng trong những năm qua, nhưng sản lượng tôm thu được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Thực tế này phản ánh hiệu quả sản xuất còn thấp, đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc áp dụng các kỹ thuật nuôi chưa đạt chuẩn, thiếu sự đổi mới và cập nhật công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, nguồn giống tôm kém chất lượng, không đồng đều, dễ mắc bệnh cũng là một rào cản lớn. Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Ngoài ra, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cũng khiến nhiều hộ nuôi tôm không thể cải thiện cơ sở hạ tầng. Áp dụng các giải pháp tiên tiến hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Những vấn đề này đòi hỏi ngành nuôi tôm cần có sự thay đổi toàn diện, từ việc cải thiện chất lượng giống. Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nuôi, đến hỗ trợ tài chính để đảm bảo sự phát triển hiệu quả và bền vững hơn.
Một trong những vấn đề nổi bật là tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn nước do việc mở rộng ồ ạt diện tích nuôi mà thiếu quy hoạch bài bản. Việc sử dụng hóa chất, kháng sinh không kiểm soát để phòng và trị bệnh cho tôm không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn gây mất niềm tin ở các thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, dịch bệnh trên tôm, đặc biệt là các bệnh do virus như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, vẫn là mối đe dọa lớn, khiến nhiều hộ nuôi gặp khó khăn hoặc thua lỗ. Thêm vào đó, tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ nước tăng, xâm nhập mặn và bão lũ bất thường cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nuôi tôm.
Hoạt động nuôi tôm đang được đẩy mạnh ở nước ta
Các hoạt động nuôi tôm đang được đẩy mạnh ở nước ta có thể được kể đến như sau:
- Nuôi tôm thẻ: là mô hình phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các tỉnh miền tây. Loại tôm này có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, dễ nuôi và có khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Áp dụng công nghệ cao như hệ thống tuần hoàn nước (RAS), công nghệ Biofloc, hoặc mô hình nuôi siêu thâm canh trong nhà kính đã giúp tăng năng suất đáng kể
- Nuôi tôm sú: cũng là một hoạt động truyền thống được duy trì và phát triển, đặc biệt tại các khu vực có điều kiện tự nhiên thích hợp như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre. Tôm sú có giá trị cao trên thị trường quốc tế. Nhất là khi được nuôi theo các tiêu chuẩn hữu cơ hoặc kết hợp với mô hình rừng ngập mặn.
- Nuôi tôm càng xanh: đang được khuyến khích nuôi ở các tỉnh miền tây. Tôm càng xanh có giá trị cao trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Đồng thời phù hợp với mô hình luân canh trong lúa-tôm hoặc nuôi trong các ao, đầm nước ngọt. Loại hình này ngoài việc tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân, còn giúp đa dạng hóa sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường.
Vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta
Trà Vinh còn nổi bật với các mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Góp cải thiện sinh kế của hàng nghìn hộ dân trong vùng. Sự hỗ trợ từ các chính sách đầu tư và chuyển giao công nghệ cũng đã giúp người nuôi tôm tại đây tiếp cận với các kỹ thuật mới, cải thiện chất lượng sản phẩm và năng suất thu hoạch. Tỉnh này hiện đang nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng nuôi tôm, xếp thứ 6 trong tổng số các địa phương trên cả nước. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích nuôi tôm của Trà Vinh đạt khoảng 33.500 ha, trong khi tổng sản lượng thu hoạch hàng năm đạt khoảng 66.800 tấn.
Với tiềm năng sẵn có và sự nỗ lực phát triển, Trà Vinh không chỉ góp phần vào tổng sản lượng tôm của cả nước mà còn đang chuyển mình theo hướng bền vững và hiệu quả. Mở ra cơ hội phát triển lâu dài cho ngành nuôi tôm trong tương lai.
Bạc Liêu là tỉnh thành nuôi tôm dẫn đầu sản lượng ở nước ta. Tại địa phương này, tôm sú và tôm thẻ chân trắng là hai loại tôm được người nuôi ưu tiên và phát triển mạnh mẽ. Tính đến thời điểm hiện tại thì Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi tôm lên đến 150.086 ha với sản lượng thu hoạch đâu đó khoảng 210.085 tấn. Các giải pháp như sử dụng hệ thống lọc nước, kiểm soát và điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, giám sát chất lượng nguồn nước thường xuyên cũng là một phần mang lại sự thành công và thuận lợi cho địa phương này trong công cuộc nuôi tôm công nghệ cao.
Kiên Giang có thời tiết khá ổn định và không xuất hiện các hiện tượng thiên tai bất thường hoặc thời tiết quá xấu, điều này đã tạo điều kiện lý tưởng cho hoạt động nuôi tôm diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Cùng với đó, độ mặn ở các vùng nuôi tại Kiên Giang nằm trong khoảng phù hợp, tạo điều kiện lý tưởng để người nông dân mạnh dạn đẩy nhanh tiến độ thả giống tôm. Sự phối hợp linh hoạt giữa việc sử dụng công trình thủy lợi, điều tiết nước và kinh nghiệm của người dân đã giúp họ thực hiện các hoạt động sản xuất đúng thời điểm và hiệu quả nhất.
Hướng đi bền vững cho nghề nuôi tôm ở nước ta
Ở các vùng ven biển, nghề nuôi tôm đang phát triển khá mạnh mẽ và thành công. Bên cạnh những thành công đó thì các hộ nuôi tôm gặp phải không ích khó khăn như dịch bệnh, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Để có thể phát triển lâu dài và vững chắc, bà con nuôi tôm cần phải thay đổi để có hướng đi thành công và thuận lợi hơn.
Cần ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
Để tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm, cần ứng dụng công nghệ Biofloc hay RAS hay còn gọi là hệ thống tuần hoàn nước. Sử dụng Internet vạn vật (IoT) để giám sát các yếu tố như chất lượng nước, nhiệt độ và dinh dưỡng đang trở thành xu hướng. Những hệ thống này cho phép người nuôi tối ưu hóa quản lý, phát hiện sớm các vấn đề và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất. Bà con nên cân nhắc và ứng dụng đúng cách.
Ứng dụng mô hình nuôi tôm hữu cơ
Sử dụng các chế phẩm sinh học để thay thế hoá chất, kháng sinh trong quá trình nuôi tôm cũng là một hướng đi được đánh giá cao. Giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và tăng giá trị sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tôm hữu cơ, sạch bệnh, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, hiện đang rất được ưa chuộng tại các thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ, mở ra cơ hội tăng trưởng cho ngành.
>>Xem thêm: Chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản
Nuôi tôm kết hợp với bảo vệ môi trường
Mô hình này là mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng và đã có không ích hộ nuôi tôm thành công. Đây là sự kết hợp giữa hoạt động nuôi trồng thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Trong mô hình này, rừng ngập mặn đóng vai trò làm nơi trú ẩn, sinh sống cho nhiều loài sinh vật, chống xói mòn, ngăn chặn nước biển dâng và bảo vệ bờ biển trước tác động của bão lũ. Giúp cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu tác động của các hoạt động nuôi tôm lên môi trường xung quanh. Đồng thời, lớp cây rừng còn tạo môi trường mát mẻ, ổn định nhiệt độ nước. Góp phần giảm stress cho tôm và hạn chế các bệnh thường gặp. Ứng dụng mô hình này không chỉ giúp người nuôi tăng thu nhập mà còn khuyến khích việc bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn.
Mặc dù nghề nuôi tôm của nước ta hiện nay đang có khá nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp cũng như người dân nuôi tôm, sẽ sớm vượt qua và phát triển hơn thế nữa trong tương lai xa gần.
CHI TIẾT LIÊN HỆ
Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty hoặc liên hệ qua Hotline để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hoa Sen
- Website: https://tapdoannongnghiephoasen.com/
- Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900 0304 | 0388 598 019.