Hiện nay, năng lượng tái tạo trong ngành nuôi tôm ở nước ta đang được ứng dụng và trở thành một xu hướng tất yếu, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Để giảm sự phụ thuộc vào môi trường, các trang trại nuôi tôm đã khai thác nhiều loại năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối và địa nhiệt. Đồng thời mở ra lối đi mới, tiết kiệm và an toàn hơn cho ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Xu hướng áp dụng năng lượng tái tạo trong nuôi tôm
Ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ. Để duy trì hoạt động sản xuất hiệu quả, các trang trại nuôi tôm phải tiêu thụ một lượng điện năng khổng lồ. Đặc biệt là trong mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. Hạn chế sự tác động đến môi trường và hướng tới sự phát triển cao hơn. Với bối cảnh giá điện ngày càng tăng và yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe hơn. Sử dụng điện mặt trời, điện gió và các giải pháp năng lượng sạch khác đang trở thành xu hướng tất yếu trong ngành thủy sản.
Một trong những công nghệ phổ biến nhất hiện nay là hệ thống điện mặt trời áp má. Giúp các trang trại tôm giảm đáng kể chi phí vận hành hệ thống quạt nước, máy bơm và các thiết bị khác. Nhiều mô hình nuôi tôm sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với hệ thống lưu trữ điện đã giúp đảm bảo nguồn điện ổn định. Đặc biệt là ở những khu vực nuôi tôm quy mô lớn, nơi nhu cầu điện năng rất cao. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống điện mặt trời khá cao. Khiến nhiều hộ nuôi tôm nhỏ lẻ gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ này.
Ngoài điện mặt trời, năng lượng gió cũng đang được thử nghiệm tại một số khu vực ven biển, nơi có điều kiện gió thuận lợi. Việc tận dụng năng lượng gió không chỉ giúp giảm áp lực lên lưới điện quốc gia mà còn góp phần giảm phát thải khí CO2. Phù hợp với định hướng phát triển xanh của ngành thủy sản Việt Nam.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế và môi trường, xu hướng áp dụng năng lượng tái tạo trong nuôi tôm còn giúp các doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu. Đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe từ các thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản. Việc sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp gia tăng giá trị sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế. Dù vẫn còn một số thách thức như chi phí đầu tư ban đầu cao hay cần có chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Nhưng xu hướng này hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai.

Các tỉnh đi đầu trong sử dụng năng lượng tái tạo nuôi tôm
Các khu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Nam Trung Bộ đã bắt đầu áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo cụ thể như: điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối để phục vụ tốt hơn và tiết kiệm hơn trong nuôi tôm. Dưới đây là những tỉnh thành tiên phong đi đầu trong xu hướng này.
Bạc Liêu và Sóc Trăng – Nuôi tôm kết hợp năng lượng xanh
Bạc Liêu và Sóc Trăng là một trong những tỉnh tiên phong trong việc ứng dụng năng lượng tái tạo trong nuôi tôm, đặc biệt là năng lượng gió. Còn được xem là trung tâm công nghiệp tôm của cả nước. Với đường bờ biển dài hơn 56 km và tốc độ gió trung bình từ 6-7 m/s. Khu vực này rất phù hợp để phát triển các trang trại điện gió quy mô lớn. Hiện nay, tỉnh đã có nhiều dự án điện gió đi vào hoạt động. Tiêu biểu là Nhà máy Điện gió Bạc Liêu với công suất hàng trăm MW. Đóng góp đáng kể vào lưới điện quốc gia.
Bên cạnh điện gió, hai tỉnh này cũng đẩy mạnh khai thác điện mặt trời. Các dự án năng lượng sạch không chỉ giúp tỉnh phát triển kinh tế mà còn giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Các trang trại nuôi tôm hiện đại đang sử dụng điện từ năng lượng tái tạo để vận hành hệ thống sục khí, bơm nước, kiểm soát nhiệt độ và quản lý chất lượng nước. Ngoài ra, một số doanh nghiệp và hộ nuôi đã triển khai lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời trên ao nuôi tôm. Không những cung cấp điện cho hoạt động sản xuất, còn giảm sự bốc hơi nước, giúp ổn định môi trường nuôi. Mô hình này mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu.

Cà Mau – Đẩy mạnh điện mặt trời trong nuôi tôm
Ngành nuôi tôm công nghiệp và siêu thâm canh đòi hỏi phải vận hành liên tục các hệ thống sục khí, bơm nước, kiểm soát nhiệt độ và xử lý chất lượng nước. Vì vậy phải tiêu thụ một lượng điện năng khổng lồ. Trước đây, phần lớn các trang trại nuôi tôm ở Cà Mau và các tỉnh ven biển khác sử dụng điện lưới hoặc máy phát điện chạy dầu diesel. Gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Khi kết hợp sử dụng điện mặt trời, các hộ nuôi tôm có thể chủ động được nguồn điện. Giảm thiểu sự phụ thuộc vào mạng lưới. Đặc biệt quan trọng trong những thời điểm cao điểm hoặc khi có sự cố mất điện.
Thay thế bằng điện mặt trời giúp giảm lượng khí thải CO2. Góp phần bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, việc lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời trên ao nuôi còn giúp giảm sự bốc hơi nước, ổn định môi trường ao và cải thiện điều kiện sống cho tôm. Ở tỉnh này, lợi thế là số giờ nắng cao quanh năm. Rất lý tưởng để phát triển các mô hình điện mặt trời áp mái hoặc điện mặt trời kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Dự kiến trong những năm tới, sử dụng điện năng lượng mặt trời sẽ phát triển rộng trong ngành nuôi tôm và phát triển theo hướng xanh, sạch, lâu dài.

Sử dụng năng lượng tái tạo mang lại lợi ích gì trong nuôi tôm ?
Những lợi ích trong sử dụng năng lượng tái tạo trong nuôi trồng thuỷ sản, bà con nên biết:
- Giảm chi phí điện 30 – 60% khi ứng dụng điện mặt trời và điện gió trong nuôi trồng thuỷ sản.
- Hạn chế tình trạng quá tải điện, mất điện đột ngột vào mùa cao điểm. Đảm bảo vận hành liên tục cho các thiết bị quạt nước, máy sục khí, bơm tuần hoàn, hệ thống giám sát nhiệt độ và chất lượng nước.
- Điện mặt trời áp mái và điện mặt trời nổi trên ao nuôi giúp tạo nguồn điện dồi dào vào ban ngày. Đồng thời hạn chế bốc hơi nước, giữ nhiệt độ ao nuôi ổn định.
- Điện gió cung cấp nguồn điện liên tục, hoạt động hiệu quả ngay cả vào ban đêm hoặc khi trời nhiều mây.
- Hạn chế khí thải CO2 khi giảm sự phụ thuộc vào máy phát điện chạy dầu, bảo vệ hệ sinh thái nước và sự biến đổi khí hậu.
Một số loại năng lượng tái tạo phổ biến trong nuôi tôm
Dưới đây là một số loại năng lượng tái tạo được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản:
Điện mặt trời
Được xem là giải pháp tối ưu nhất cho các trang trại nuôi tôm nhờ khả năng tận dụng bức xạ mặt trời để tạo ra điện năng. Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái ao nuôi hoặc trên các khu vực đất trống để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.
Điện mặt trời được sử dụng để vận hành các thiết bị như máy sục khí, máy bơm nước, hệ thống chiếu sáng và các thiết bị khác.
Điện mặt trời là nguồn cung cấp điện ổn định. Giúp giảm chi phí điện năng và giảm phát thải khí nhà kính.
Điện gió
Tuabin gió sản xuất điện để hỗ trợ các thiết bị trong các trại nuôi tôm quy mô lớn. Phù hợp với những khu vực ven biển có tốc độ gió cao. Giúp tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên.
Năng lượng sinh khối
Được tạo ra từ các chế phẩm nông nghiệp và thuỷ sản như vỏ tôm, rơm rạ và bã mía. Các chế phẩm này thường sử dụng để sản xuất nhiệt, khí biogas nhằm cung cấp năng lượng cho ao nuôi. Năng lượng sinh khối giúp tận dụng các nguồn phế phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cung cấp nguồn năng lượng tái tạo.
So sánh lợi ích của năng lượng tái tạo & nuôi tôm truyền thống
Việc ứng dụng năng lượng tái tạo trong nuôi tôm đang dần thay thế mô hình nuôi tôm truyền thống sử dụng điện lưới và máy phát điện chạy dầu diesel. So với phương pháp cũ, năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích vượt trội về chi phí, hiệu suất, môi trường và khả năng mở rộng sản xuất. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết:
Tiêu chí | Nuôi tôm truyền thống | Nuôi tôm ứng dụng năng lượng tái tạo |
Chi phí | Cao
Phụ thuộc vào điện lưới hoặc nguồn nhiên liệu hóa thạch. |
Giảm 50-70% chi phí điện nhờ tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên |
Tác động môi trường | Gây phát thải CO₂, ô nhiễm không khí và nguồn nước do dầu diesel. | Thân thiện môi trường (giảm khí thải, ô nhiễm) |
Tận dụng tài nguyên | Phụ thuộc nhiều vào điện lưới, nhiên liệu nhập khẩu. | Tận dụng tài nguyên sẵn có như ánh nắng, gió, phụ phẩm hữu cơ. |
Hiệu quả sản xuất | Dễ bị gián đoạn khi mất điện, ảnh hưởng đến sục khí, bơm nước, gián đoạn sản xuất. | Nguồn điện ổn định, hoạt động liên tục. Có thể kết hợp pin lưu trữ để sử dụng cả ngày lẫn đêm. |
Chất lượng sản phẩm | Có thể bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. | Tôm sạch, an toàn, chất lượng. |
Tính chủ động | Phụ thuộc điện lưới, nhiên liệu. | Chủ động nguồn năng lượng |
Chi phí đầu tư ban đầu | Thấp. Nhưng không bền vững và dài hạn do phụ thuộc khá nhiều vào nguồn năng lượng không tái tạo. | Đầu tư cao hơn ban đầu để lắp đặt các hệ thống năng lượng. Đổi lại sẽ tiết kiệm đáng kể trong dài hạn. |
Phát thải khí nhà kính | Phát thải nhiều | Phát thải ít |
Bảo trì & sửa chữa | Tốn kém do máy phát điện cần bảo trì thường xuyên | Hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ trên 25 năm. Ít tốn chi phí bảo trì. |
Đáp ứng xuất khẩu | Khó đáp ứng tiêu chuẩn xanh của thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản. | Đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn nuôi tôm và chất lượng. Dễ dàng xuất khẩu vào các thị trường khó tính. |
Tổng kết
Trong tương lai, việc kết hợp giữa nuôi tôm công nghệ cao và năng lượng tái tạo là điều vô cùng cần thiết. Không những đảm bảo năng suất, giảm phần nào chi phí điện năng. Ngoài ra còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và sự quan tâm ngày càng nhiều từ doanh nghiệp, ngành nuôi tôm Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một hình mẫu về ứng dụng năng lượng sạch trong sản xuất nông nghiệp.
CHI TIẾT LIÊN HỆ
Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty hoặc liên hệ qua hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NÔNG NGHIỆP HOA SEN
- Trang web: https://tapdoannonnghiephoasen.com/
- Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Đường dây nóng: 1900 0403 | 0388 598 019