Giá tôm thẻ hôm nay ngày 19/02. Các yếu tố quyết định đến giá tôm

Giá tôm thẻ chân trắng hôm nay tiếp tục có những biến động đáng chú ý. Chịu tác động từ nhiều yếu tố như nguồn cung – cầu, thời tiết, dịch bệnh và biến động thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, nhu cầu thu mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc đang có dấu hiệu thay đổi. Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trong nước. 

Bên cạnh đó, chi phí thức ăn, con giống, logistics vẫn ở mức cao. Khiến giá thành sản xuất tăng lên, tác động đến lợi nhuận của người nuôi. Trong khi đó, một số khu vực đang vào vụ thu hoạch rộ, nguồn cung dồi dào cũng góp phần tạo ra sự điều chỉnh giá trên thị trường.

Giá tôm hôm nay ngày 19/02/2025 

Thủy sản Hoa Sen cập nhật giá tôm thẻ hôm nay tại ao. Khu vực các tỉnh miền Tây. Bà con cùng tham khảo:

SIZE TÔM

GIÁ 

Tôm thẻ (70con/kg)

137.000đ

Tôm thẻ (60con/kg)

140.000đ

Tôm thẻ (40con/kg)

154.000đ

Tôm thẻ (30con/kg)

195.000đ
Tôm thẻ (25con/kg)

216.000đ

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá tôm 

Giá tôm trên thị trường không bao giờ là cố định. Mà luôn biến động theo nhiều yếu tố khác nhau. Từ điều kiện tự nhiên cho đến chi phí sản xuất, cung – cầu trên toàn cầu.  Một trong những yếu tố quan trọng nhất là mùa vụ và thời tiết. Vào mùa cao điểm thu hoạch, lượng tôm cung ứng ra thị trường tăng mạnh, khiến giá có xu hướng giảm. Ngược lại, vào mùa mưa bão hoặc khi thời tiết khắc nghiệt, nguồn cung giảm, đẩy giá tôm lên cao.

Dư lượng kháng sinh trong tôm 

Khi xuất khẩu tôm sang những thị trường lớn như: Châu Âu, Mỹ và Nhật,… sẽ được chú trọng và kiểm tra khá gắt gao về vấn đề này. Nhiều bà con nuôi tôm sử dụng kháng sinh khá phổ biến trong nuôi tôm. Vô tình để lại lượng kháng sinh tồn dư trong tôm thương phẩm vượt ngưỡng cho phép. Gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

Dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi là một trong những rào cản lớn nhất đối với ngành xuất khẩu tôm Việt Nam. Các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU có quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Đặc biệt là kiểm soát dư lượng kháng sinh. Khi phát hiện lô hàng vi phạm, tôm có thể bị trả về. Doanh nghiệp bị đưa vào danh sách kiểm soát chặt hoặc thậm chí bị cấm xuất khẩu. 

Giải pháp để hạn chế và kiểm soát tốt lượng kháng sinh trong tôm 

  • Ứng dụng công nghệ vi sinh và chế phẩm sinh học
  • Xây dựng vùng nuôi tôm đạt chuẩn quốc tế
  • Siết chặt kiểm soát chất lượng từ khâu thu mua đến chế biến
  • Tăng cường giám sát và xử phạt vi phạm

Màu sắc nói lên phần nào chất lượng tôm 

Màu sắc của tôm sau khi luộc lên không chỉ ảnh hưởng đến cảm quan sản phẩm. Mà còn tạo sự liên tưởng đến chất lượng và độ tươi ngon. Vì thế, những sản phẩm tôm có màu sắc nhạt thường ít được ưa chuộng. Dẫn đến việc bị định giá thấp hơn so với tôm từ các quốc gia khác như Ecuador, Ấn Độ hay Thái Lan. 

Giải pháp để nâng cao chất lượng tôm 

  • Bổ sung Astaxanthin vào khẩu phần ăn
  • Nuôi tôm với mô hình gây tảo tự nhiên 
  • Nuôi hướng theo tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu 

Cỡ tôm sau khi thu hoạch 

Trên thị trường quốc tế, kích cỡ tôm có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của các nhà nhập khẩu. Hiện nay, hầu hết các thị trường lớn như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ đều có xu hướng ưa chuộng tôm cỡ 50-70 con/kg. Vì đây là loại tôm đáp ứng tốt nhu cầu chế biến công nghiệp, nhà hàng, khách sạn.

Ngược lại, tôm cỡ lớn 30-50 con/kg tuy có giá trị cao. Nhưng nhu cầu lại không đồng đều, khó tiêu thụ với số lượng lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp nhiều thách thức khi tìm kiếm khách hàng và duy trì đơn hàng ổn định cho loại tôm này. 

Giải pháp tối ưu kích cỡ tôm theo nhu cầu thị trường hiện nay

  • Nuôi theo nhiều size khác nhau 
  • Nuôi tôm đa giai đoạn 
  • Nâng cao và đổi mới kỹ thuật quản lý ao nuôi 

Biến động giá 

Giá tôm biến động do nhiều yếu tố khác nhau. Không riêng gì chất lượng sản phẩm. Từ điều kiện tự nhiên, mùa vụ, tình hình dịch bệnh cho đến biến động thị trường quốc tế. Sự tác động của các yếu tố này có thể khiến giá tôm tăng cao hoặc giảm mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu. 

  • Khu vực địa lý không thuận lợi
  • Thiên tai, lũ lụt gây mất mùa
  • Mùa vụ nuôi thất thường
  • Dịch bệnh trên tôm
  • Tỷ lệ cạnh tranh cao 
  • Tỷ giá ngoại tệ và chi phí logistics tăng 

Tóm lại, để tối ưu lợi nhuận bà con cần theo dõi sát diễn biến giá cả. Cần điều chỉnh kế hoạch hợp lý. Áp dụng các biện pháp quản lý ao nuôi, kiểm soát chi phí để duy trì lợi thế cạnh tranh. Đáp ứng đúng tiêu chuẩn chất lượng và nâng cao chuỗi giá trị sẽ là yếu tố quan trọng giúp tôm Việt Nam giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *