Tổng hợp các mô hình nuôi thuỷ sản công nghệ cao thành công

Nuôi tôm ở nước ta đang ở một tầm cao mới khi áp dụng các mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao. Áp dụng các mô hình nuôi thuỷ sản công nghệ cao để nâng tầm chất lượng thuỷ sản và có khả năng khắc phục được những rủi ro đáng lo. Để vận hành hiệu quả, đòi hỏi bà con phải có kiến thức về kỹ thuật và công nghệ. Điều này mở ra cơ hội lớn cho tôm Việt khẳng định thương hiệu trên thị trường toàn cầu. Cạnh tranh sòng phẳng với các quốc gia xuất khẩu lớn khác. Với sự đầu tư bài bản và chiến lược phát triển đúng hướng. Ngành tôm Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn. Nâng cao vị thế của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. 

Mô hình nuôi trong nhà kính

Mô hình này là mô hình được ứng dụng nhiều nhất trong các mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao hiện nay. Mang lại nhiều lợi ích nổi bật nhờ khả năng kiểm soát môi trường nuôi một cách hiệu quả. Có thể kiểm soát điều kiện nuôi, giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài như thời tiết bất lợi, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Với việc sử dụng hệ thống nhà kính khép kín, bà con có thể kiểm soát các yếu tố quan trọng như nhiệt độ, độ mặn, độ pH và chất lượng nước. Tạo điều kiện tối ưu để tôm phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. 

Các thành phần cần trang bị và không thể thiếu trong mô hình này:

  • Khung và vật liệu che phủ
  • Bạt lót ao 
  • Hệ thống thoát nước và tuần hoàn
  • Hệ thống quản lý nước 
  • Hệ thống cho ăn tự động 
  • Hệ thống chiếu sáng 
  • Hệ thống cấp và điều chỉnh khí 

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, nuôi tôm trong nhà kính cũng đối mặt với một số thách thức đáng kể. Cụ thể là chi phí đầu tư ban đầu cao, bao gồm chi phí xây dựng hệ thống nhà kính, hệ thống lọc nước, hệ thống điều hòa nhiệt độ và các thiết bị kiểm soát tự động. Điều này có thể gây khó khăn cho các hộ nuôi nhỏ lẻ hoặc những người mới bắt đầu. Bên cạnh đó, việc vận hành mô hình đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức chuyên sâu về công nghệ và kỹ thuật. Nếu không sẽ dễ dẫn đến sai sót trong quá trình quản lý, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Mô hình nuôi trong nhà kính
Mô hình nuôi trong nhà kính

Mô hình nuôi tôm thâm canh

Khác với phương pháp nuôi quảng canh truyền thống, mô hình thâm canh tập trung vào việc tối ưu hóa diện tích nuôi. Sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại và áp dụng các biện pháp kỹ thuật chuyên sâu để đạt hiệu quả cao nhất. Trong mô hình này, tôm được nuôi với mật độ cao, thường từ 60-150 con/m². Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng quản lý của người nuôi. 

Để vận hành mô hình nuôi tôm thâm canh hiệu quả. Bà con cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, bao gồm 

Ao nuôi lót bạt HDPE.

Hệ thống xử lý nước thải .

Hệ thống quan trắc tự động.

Trang bị kiến thức với sự hiểu biết kỹ thuật sâu rộng. Từ kiểm tra chất lượng nước thường xuyên đến việc phòng và điều trị bệnh cho tôm. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, mô hình thâm canh có thể đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng. Có thể áp dụng hiệu quả mô hình này vào tôm nuôi cá tra, cá rô phi,…

Mô hình nuôi tôm thâm canh
Mô hình nuôi tôm thâm canh

Mô hình nuôi 2, 3 giai đoạn

Đối với mô hình này, giai đoạn đầu tôm giống được thả trong bể ương khoảng 20-30 ngày (tùy vào kích thước). Nhằm giảm tác động của thời tiết và môi trường bên ngoài. Thường thì hiện tượng tôm chế xảy ra 20 ngày đầu nên áp dụng cách này để khắc phục hậu quả. Sau đó, tôm được chuyển sang ao nuôi lớn hơn. Tiếp tục được chăm sóc đến khi đạt kích thước thương phẩm. 

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn được phát triển thêm một bước so với mô hình 2 giai đoạn. Giai đoạn nuôi thương phẩm được tách ra (kéo dài tầm 27 ngày). Bổ sung thêm giai đoạn ương tôm trong bể nhỏ trước khi chuyển sang ao lớn. Mô hình này được áp dụng khá nhiều tại các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Nghệ an,… mang lại kết quả vượt trội. Duy trì và nâng cao tỷ lệ sống trên 70%, hơn cả mô hình nuôi thông thường. Mô hình này cho phép sử dụng hiệu quả diện tích nhỏ để ương tôm trước khi chuyển sang ao lớn. Phù hợp với các hộ nuôi có diện tích hạn chế.     

Mô hình nuôi 2, 3 giai đoạn
Mô hình nuôi 2, 3 giai đoạn

Mô hình nuôi Biofloc

Biofloc là hệ thống sinh học sử dụng vi sinh vật có lợi để xử lý các chất thải hữu cơ như thức ăn dư thừa và chất bài tiết của tôm ngay trong ao nuôi. Đây là một công nghệ tiên tiến được sử dụng khá nhiều trong nuôi trồng thủy sản hiện nay. 

Mô hình nuôi Biofloc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường nuôi giàu dinh dưỡng. Giúp tối ưu hóa sự phát triển của tôm và cá. Trong hệ thống này, các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, tảo và nấm mốc phát triển mạnh mẽ. Kích thích sự hình thành các hạt biofloc. Những khối hợp chất hữu cơ giàu protein, lipid và các hợp chất thiết yếu khác. Những hạt biofloc này trở thành nguồn thức ăn tự nhiên bổ sung cho tôm và cá. 

Mô hình RAS

Mô hình này được lựa chọn và ứng dụng khá rộng rãi tại các nước như Trung Quốc, Israel. Dự kiến sắp tới sẽ phát triển và tăng trưởng rộng rãi trên toàn cầu trong nuôi trồng thuỷ sản. 

Mô hình RAS ngày nay cũng được coi là một giải pháp tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản. Vận hành theo cơ chế tuần hoàn khép kín. Tạo ra một môi trường nuôi ổn định và được kiểm soát chặt chẽ trong các bể nuôi trong nhà. Điểm nổi bật của hệ thống này là khả năng tối ưu hóa việc sử dụng nước. Khi nguồn nước đầu vào chỉ cần được cung cấp một lần duy nhất. Sau đó, nước được xử lý liên tục thông qua một chuỗi các công đoạn lọc và tái chế hiện đại. Có thể duy trì chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cho quá trình nuôi.

Công nghệ lọc sinh học kết hợp với hệ thống lọc cơ học để loại bỏ các tạp chất hữu cơ, amoniac và các chất độc hại khác. Đồng thời, hệ thống xử lý chất thải được thiết kế để giảm thiểu ô nhiễm. Để lượng nước sau khi lọc có thể quay trở lại bể nuôi mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi. Mô hình RAS ở Việt Nam cũng còn mới nên chưa được ứng dụng rộng rãi. Một phần là do chi phí đầu tư vào khá cao. 

Mô hình nuôi CPF-Combine kết hợp với hầm Biogas

Mô hình nuôi CPF-Combine này khi kết hợp với siêu thâm canh 2,3 giai đoạn và hầm Biogas. Đây được xem là một bước đột phá mới trong nuôi tôm siêu thâm canh. Được thiết kế đặc biệt để phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam. Khác biệt lớn nhất của mô hình này là việc áp dụng hệ thống nuôi 2-3 giai đoạn với cấu trúc ao tròn. Kết hợp hầm Biogas, giúp tối ưu hóa quản lý, tiết kiệm chi phí và giảm công lao động. Hầm Biogas trang bị để giải quyết các chất thải hữu cơ, chuyển đổi thành các dạng khí đốt có thể tái sử dụng. 

Hiện nay, ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã triển khai rộng rãi mô hình này, đạt được nhiều kết quả ấn tượng lên đến hơn 1,4 tỉ đồng. Những thành công này cũng là minh chứng rõ ràng cho xu hướng phát triển trong ngành. 

Mô hình nuôi CPF-Combine kết hợp với hầm Biogas
Mô hình nuôi CPF-Combine kết hợp với hầm Biogas

Lợi ích của việc ứng dụng mô hình nuôi thuỷ sản công nghệ cao

Việt Nam đang đánh mạnh vào việc áp dụng nhiều mô hình nuôi thuỷ sản công nghệ cao. Cũng vì mục đích muốn tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và an toàn hơn. Ngoài việc được các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ và khuyến khích nông dân tiếp cận với các mô hình nuôi công nghệ cao này. Các tổ chức khoa học cũng đã đóng góp khá nhiều trong việc nghiên cứu và đào tạo về kỹ thuật công nghệ cao cho ngành nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao này. 

Về kinh tế, mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao mang lại lợi nhuận cao hơn nhờ tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm thủy sản nuôi theo mô hình này thường đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu. Mở rộng cơ hội thương mại và nâng cao giá trị kinh tế. Đồng thời, mô hình này còn giúp giảm thiểu chi phí lao động nhờ áp dụng tự động hóa, phù hợp với xu hướng hiện đại hóa sản xuất.

Giải pháp tối ưu đối với những vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hạn chế về tài nguyên. Bên cạnh đó, hạn chế tối thiểu chi phí lao động nhờ công nghệ tự động hoá.

Nhược điểm duy nhất đó là chi phí khi đầu tư vào cũng khá cao và đòi hỏi kỹ thuật nuôi tốt. Nhất là đối với các hộ nuôi tôm mới quy mô nhỏ. Vẫn còn nhiều bà con đang lo lắng về vấn đề này. 

Tổng kết 

Ứng dụng các mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao này cũng là để phát huy mạnh mẽ các tiềm năng trong nuôi trồng thuỷ sản cũng như ở địa phương. Đây là giải pháp thiết thực, phù hợp với xu hướng hiện đại hoá trong ngành hiện nay. Có thể đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước. Nâng tầm thuỷ sản Việt Nam trên bản đồ thuỷ sản toàn cầu. 

Chi tiết liên hệ 

Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty Thuỷ sản Hoa Sen hoặc liên hệ qua Hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Thuỷ sản Hoa Sen

  • Website: https://tapdoannongnghiephoasen.com/
  • Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1900 0304 | 0388 598 019.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *