Bệnh TPD trên tôm đang bùng phát mạnh tại hầu hết các vùng nuôi tôm trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh… là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Báo cáo ban đầu cho thấy tỷ lệ ao nuôi nhiễm bệnh dao động từ 30 – 50%, thậm chí có nơi lên đến 70%, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Nguy hiểm hơn, không chỉ các hộ nuôi nhỏ lẻ mà cả những trang trại quy mô lớn cũng rơi vào khủng hoảng khi sản lượng sụt giảm, doanh thu lao dốc, kéo theo thiệt hại kinh tế ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả, bệnh TPD có thể trở thành cơn ác mộng dài hạn của người nuôi tôm. Theo dõi bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh TPD trên tôm là gì?
Bệnh Mờ đục hậu ấu trùng (TPD) là một trong những dịch bệnh mới nổi, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành nuôi tôm thẻ chân trắng. Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào cuối năm 2020 tại Trung Quốc. Nhanh chóng trở thành vấn đề đáng lo ngại trong khu vực. Tại Việt Nam, TPD chỉ mới xuất hiện từ cuối năm 2023, nhưng tốc độ lây lan nhanh chóng đã khiến căn bệnh này trở thành mối nguy lớn đối với ngành thủy sản.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh TPD trên tôm
Những chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh TPD (bệnh mờ đục gan tụy) đang dấy lên mối lo ngại sâu sắc trong ngành nuôi tôm toàn cầu. Điều đáng lo ngại là, những chủng này mang trong mình độc lực vượt trội, vượt xa các chủng Vibrio parahaemolyticus từng gây ra hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trước đây. Sự khác biệt về độc lực này không chỉ đơn thuần là một con số, mà nó thể hiện khả năng tàn phá khủng khiếp, có thể dẫn đến một đại dịch lớn, gieo rắc cái chết trên diện rộng cho nhiều giống tôm khác nhau.
Sự lây lan của chủng này không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Không nằm ngoài khả năng, chúng sẽ bùng phát thành một đại dịch toàn cầu, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực và kinh tế của các quốc gia phụ thuộc vào ngành nuôi tôm.
Bệnh TPD không chỉ ảnh hưởng đến 1 loại tôm nhất định, còn ảnh hưởng đến cả tôm thẻ, tôm sú và các loại tôm khác. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng, nhất là các khu vực nuôi tôm có mật độ cao và hệ thống quản lý ao nuôi chưa đảm bảo tốt về an toàn sinh học.
Đặc điểm của gen có trong Vibrio gây bệnh
Trong quá trình nghiên cứu bệnh TPD trên tôm, các nhà khoa học đã xác định được một gen độc lực quan trọng có tên vhvp-2, nằm trong bộ gen của Vibrio parahaemolyticus. Gen này chịu trách nhiệm mã hóa protein độc lực cao VHVP-2, một yếu tố có liên quan trực tiếp đến mức độ gây chết của tôm nhiễm bệnh (Liu và cộng sự, 2023).
Điểm đáng chú ý là VHVP-2 có những vùng tương đồng với các protein độc lực mạnh trong vi khuẩn khác, bao gồm SpvB – một yếu tố độc lực của Salmonella, và TcdB – một độc tố phổ biến trong thuốc trừ sâu. Điều này cho thấy VHVP-2 có khả năng gây hại mạnh mẽ, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của tôm, làm tổn thương các mô và đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh, khiến tỷ lệ tử vong của tôm tăng cao.
Gen vhvp-2 tìm thấy trên plasmid có kích thước khoảng 187.791 cặp bazơ, không nằm trực tiếp trên nhiễm sắc thể của Vibrio parahaemolyticus. Plasmid có khả năng di truyền ngang, giúp vi khuẩn dễ dàng truyền gen độc lực này sang các chủng vi khuẩn khác.

Bệnh TPD – Dấu hiệu nhận biết
Thường thì bệnh sẽ xuất hiện ở các ấu trùng tôm khoảng từ 4 đến 7 ngày tuổi (PL4 – PL7). Các dấu hiệu tôm bị TPD sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày từ khi tôm nhiễm bệnh:
- Cơ thể tôm trong suốt, teo nhỏ, mờ đục.
- Gan tụy và đường tiêu hoá nhạt màu, chuyển sang màu trắng hoặc không màu.
- Tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn dẫn đến đường ruột rỗng.
- Mang tôm có màu vàng nhạt, mang sưng và lỏng lẻo.
- Giảm sắc tố, hoạt động.
- Bơi yếu, chậm chạp.
- Chết nhanh, chết hàng loạt.

Biện pháp phòng bệnh bệnh TPD trên tôm hiệu quả
Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm, điều quan trọng ở đây là cần thiết lập một hệ thống giám sát và quản lý rủi ro toàn diện tại các cơ sở sản xuất và ương dưỡng tôm giống, cũng như tại các trang trại nuôi tôm thâm canh, đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng. Cần chủ động tiến hành các cuộc khảo sát và điều tra dịch tễ học nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Nhất là tôm giống có dấu hiệu chế nhanh sau khi thả và tỷ lệ chết cao.
Để đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng khoa học, thì việc xây dựng mạng lưới thông tin hiệu quả giữa các cơ quan quản lý, các nhà khoa học và người nuôi tôm là rất quan trọng, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.
- Diệt khuẩn ao nuôi trước khi thả, đảm bảo được an toàn sinh học.
- Cần thiết lấy mẫu xét nghiệm giống tôm kỹ lưỡng trước khi đưa vào Việt Nam.
- Để đảm bảo tôm nuôi khoẻ mạnh, thì ngay từ đầu vụ phải kiểm soát nghiêm ngặt tôm giống ngay từ khâu vận chuyển và nhập tỉnh.
- Sau khi thả kiểm tra và quan sát thường xuyên tình trạng gan, ruột để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
- Tạo điều kiện cho tôm phát triển ổn định, tránh làm sốc tôm ở giai đoạn gièo. Giai đoạn này nên diệt khuẩn ao định kỳ 5-7 ngày.
- Chăm sóc đặc biệt tôm mới thả giai đoạn 5 ngày đầu. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Để đảm bảo môi trường ao nuôi ổn định và an toàn cho tôm, quá trình xử lý nước cần được thực hiện cẩn thận, theo đúng quy trình và diễn ra trong khoảng 7 – 9 ngày trước khi thả tôm. Quá vội vàng sẽ dẫn đến môi trường nước không đạt chuẩn ngay từ giai đoạn đầu. Thực tế cho thấy, tôm giống nhiễm bệnh TPD có thể không bộc lộ triệu chứng khi còn trong trại giống do điều kiện môi trường được kiểm soát tốt. Nhưng khi thả ra ao nuôi, môi trường chưa được xử lý kỹ lưỡng, khả năng cao tôm sẽ yếu và chết đi rất nhanh. Lắp thêm mái che vào mùa nắng nóng để tránh ánh nắng trực tiếp đến tôm, ngăn sự phát triển của tảo độc, tạo môi trường ổn định.
Khi tôm có dấu hiệu mắc bệnh, bà con cần giữ bình tĩnh, không vội vàng sử dụng thuốc ngay. Trước tiên, hãy xem xét lại toàn bộ điều kiện ao nuôi, bao gồm chất lượng nước, chế độ ăn, môi trường sống của tôm trong những ngày gần đây. Nếu tất cả các yếu tố đều ổn định nhưng tôm vẫn bị bệnh, cần tiến hành thay nước mới một cách từ từ để tránh gây sốc cho tôm.
Tổng kết
Bệnh TPD trên tôm ngày nay cũng được xem là một thách thức đối với ngành nuôi tôm. Nếu có biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý đúng cách sẽ tránh được phần nào rủi ro. Chủ động theo dõi sức khỏe tôm hàng ngày, lựa chọn giống tôm chất lượng. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cần bình tĩnh phân tích, tìm ra nguyên nhân trước khi áp dụng biện pháp can thiệp. Chăm sóc tôm không chỉ là kinh nghiệm mà còn là sự kiên trì và cẩn trọng.
CHI TIẾT LIÊN HỆ
Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty hoặc liên hệ qua hotline dưới đây để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NÔNG NGHIỆP HOA SEN
- Trang web: https://tapdoannonnghiephoasen.com/
- Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Đường dây nóng: 1900 0403 | 0388 598 019